Tôi đi làm và sinh sống xa nhà. Khi ba rồi mẹ qua đời, tôi chịu tang xong lại phải đi làm. Gần đây, anh Hai tôi có photo và gửi cho tôi bản di chúc của ba tôi để lại giao anh Hai cất giữ. Đọc bản di chúc, tôi thấy có một vài chỗ không bình thường. Tuy không có ý định tranh chấp với các anh chị nhưng tôi muốn biết sự thật có đúng đây là ý nguyện của ba tôi không mà thôi. Vậy, tôi phải làm sao?
Tôi đi làm và sinh sống xa nhà. Khi ba rồi mẹ qua đời, tôi chịu tang xong lại phải đi làm. Gần đây, anh Hai tôi có photo và gửi cho tôi bản di chúc của ba tôi để lại giao anh Hai cất giữ. Đọc bản di chúc, tôi thấy có một vài chỗ không bình thường. Tuy không có ý định tranh chấp với các anh chị nhưng tôi muốn biết sự thật có đúng đây là ý nguyện của ba tôi không mà thôi. Vậy, tôi phải làm sao?
L.V.B. (TP Đà Lạt)
Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 647 Bộ luật Dân sự: Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ phải công bố di chúc.
Nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc.
Và anh Hai của anh đã thực hiện đúng theo quy định tại Khoản 3 điều luật trên, đó là: Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.
Tuy nhiên, Khoản 4 điều luật trên quy định trường hợp anh hỏi như sau: Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc. Do vậy, để giải tỏa thắc mắc, anh có thể về thực hiện điều này.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin