Tôi mới ra kinh doanh nên chưa có kinh nghiệm. Sau khi hợp đồng được xác lập và thực hiện một thời gian thì chúng tôi mới phát hiện hợp đồng thiếu công chứng. Người hợp đồng với tôi muốn vịn vào điểm này định không thực hiện tiếp. Riêng tôi thì không muốn như vậy. Trong trường hợp này, giải quyết như thế nào?
Tôi mới ra kinh doanh nên chưa có kinh nghiệm. Sau khi hợp đồng được xác lập và thực hiện một thời gian thì chúng tôi mới phát hiện hợp đồng thiếu công chứng. Người hợp đồng với tôi muốn vịn vào điểm này định không thực hiện tiếp. Riêng tôi thì không muốn như vậy. Trong trường hợp này, giải quyết như thế nào?
L.V.L. (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự: Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Theo đó, Điều 129 Bộ luật Dân sự quy định: Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Do vậy, nếu giao dịch của anh và đối tác đã được thực hiện với thời gian được quy định tại khoản 2 Điều 129 nói trên, anh có thể yêu cầu tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch, nếu chưa đủ thời gian theo quy định, xem như giao dịch vô hiệu.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin