Bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong mua bán phải lập thành văn bản

05:12, 06/12/2018

Tôi làm nghề kinh doanh, bạn học thuở nhỏ của tôi có đến mua hàng nhưng nói vì kẹt tiền đề nghị tôi cho thiếu phân nửa, ít tháng sau sẽ trả đủ. Vợ tôi không vui trong chuyện này nên kêu tôi và bạn tôi phải làm giấy tờ và khi nào bạn trả tiền đủ mới giao giấy sở hữu. Điều này, tôi phải nói với bạn như thế nào?

Tôi làm nghề kinh doanh, bạn học thuở nhỏ của tôi có đến mua hàng nhưng nói vì kẹt tiền đề nghị tôi cho thiếu phân nửa, ít tháng sau sẽ trả đủ. Vợ tôi không vui trong chuyện này nên kêu tôi và bạn tôi phải làm giấy tờ và khi nào bạn trả tiền đủ mới giao giấy sở hữu. Điều này, tôi phải nói với bạn như thế nào?

N. V. R. (TP Vĩnh Long)

Trả lời: Vợ anh nói thế là đúng. Trước khi thỏa thuận việc mua bán, anh nên trao đổi với bạn anh thực hiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 331 Bộ luật Dân sự về bảo lưu quyền sở hữu, như sau:

1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.

2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.

Theo đó, Điều 332 Bộ luật Dân sự quy định quyền đòi lại tài sản: Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản.

Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh