Cha mẹ để lại cho các anh em chúng tôi tài sản để sử dụng chung, sau đó chúng tôi đã phân định phần của từng người. Nay, em tôi vì cần tiền nên nghe đâu dự định bán phần của em ấy cho người bà con. Tôi thấy điều này sẽ rắc rối khi có người khác chen vào, vậy tôi có quyền ngăn cản và yêu cầu chỉ được bán cho một trong các anh chị em không?
Cha mẹ để lại cho các anh em chúng tôi tài sản để sử dụng chung, sau đó chúng tôi đã phân định phần của từng người. Nay, em tôi vì cần tiền nên nghe đâu dự định bán phần của em ấy cho người bà con. Tôi thấy điều này sẽ rắc rối khi có người khác chen vào, vậy tôi có quyền ngăn cản và yêu cầu chỉ được bán cho một trong các anh chị em không?
L.V.D. (Vũng Liêm- Vĩnh Long)
Trả lời: Nếu em của anh có ý định bán phần tài sản của mình trong tài sản chung cho người khác, anh có quyền ngăn cản và đề nghị phải ưu tiên bán cho một trong số các sở hữu chung khác.
Theo khoản 3 Điều 218 Bộ luật Dân sự: Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Điều luật này còn quy định như sau:
Trong thời hạn 3 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 1 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.
Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.
Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin