Gia đình tôi có cơ sở sản xuất, gần đây do có một số thiếu sót trong khâu chế biến nên cơ sở bị đình chỉ một phần hoạt động trong thời hạn 12 tháng. Tôi nhận thấy hình thức xử phạt này quá nặng và gia đình tôi sẽ lâm vào khó khăn về tài chính. Tôi muốn biết trường hợp nào mới bị đình chỉ hoạt động và thời hạn nêu trên có quá lâu không?
Gia đình tôi có cơ sở sản xuất, gần đây do có một số thiếu sót trong khâu chế biến nên cơ sở bị đình chỉ một phần hoạt động trong thời hạn 12 tháng. Tôi nhận thấy hình thức xử phạt này quá nặng và gia đình tôi sẽ lâm vào khó khăn về tài chính. Tôi muốn biết trường hợp nào mới bị đình chỉ hoạt động và thời hạn nêu trên có quá lâu không?
L.T.T.Tr. (TP Hồ Chí Minh)
Trả lời: Khoản 2 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
a) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
Về thời hạn đình chỉ hoạt động, theo khoản 3 điều luật trên: Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này từ 1- 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin