Tôi có hợp đồng làm ăn với một người quen. Khi đến hạn quy định mà tôi không khả năng thanh toán nên đã bị người ấy cầm giữ tài sản. Hiện nay, tôi đang cố gắng kiếm tiền thanh toán nhưng họ lại dọa nếu tôi không thanh toán thì họ sẽ xử lý tài sản của tôi. Nếu tôi không đồng ý thì họ có quyền làm như vậy không?
Tôi có hợp đồng làm ăn với một người quen. Khi đến hạn quy định mà tôi không khả năng thanh toán nên đã bị người ấy cầm giữ tài sản. Hiện nay, tôi đang cố gắng kiếm tiền thanh toán nhưng họ lại dọa nếu tôi không thanh toán thì họ sẽ xử lý tài sản của tôi. Nếu tôi không đồng ý thì họ có quyền làm như vậy không?
L.T.B. (Tiền Giang)
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 347 Bộ luật Dân sự : Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Nếu trường hợp của chị đúng như quy định trên thì chị có thể yên tâm lo thu gom tiền thanh toán cho người quen đó. Bởi, theo Điều 348 Bộ luật Dân sự, bên cầm giữ tài sản có các quyền:
1. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
2. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.
3. Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.
Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
Bên cạnh đó, theo Điều 349 Bộ luật Dân sự bên cầm giữ tài sản có nghĩa vụ:
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.
2. Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.
3. Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
4. Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
5. Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin