Trước đây, trong lúc lâm bệnh nặng, tưởng mình không qua được nên ba tôi đã kêu các con và người bác ruột của tôi đến để nói lên ý nguyện về việc chia thừa kế cho anh em tôi.
Trước đây, trong lúc lâm bệnh nặng, tưởng mình không qua được nên ba tôi đã kêu các con và người bác ruột của tôi đến để nói lên ý nguyện về việc chia thừa kế cho anh em tôi.
Trong đó, ba tôi có nói là sẽ tặng cho một người quen thân của ba một nền nhà. Sau đó, ba tôi qua khỏi bệnh và mạnh khỏe được 3 năm. Trong thời gian này, ba tôi có lập di chúc, mọi ý nguyện đều giống như ý trước nhưng ba không hề nhắc đến việc tặng nền nhà cho người đó.
Giờ ba tôi đã mất, anh em tôi định chia thừa kế theo di chúc của ba. Khi hay được điều này, người quen đó đã đến nhắc lại lời ba nói trước đây. Vậy, chúng tôi có phải thực hiện theo không?
N.T.H. (TP Cần Thơ)
Trả lời: Ý nguyện của ba chị về việc chia thừa kế khi lâm bệnh nặng tưởng không qua khỏi, được xem là di chúc miệng. Theo Điều 629 Bộ luật Dân sự quy định về di chúc miệng:
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 646 Bộ luật Dân sự: Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
Trường hợp này, trong di chúc ba chị không nêu việc di tặng nói trên nên ý nguyện này xem như đã được hủy bỏ, gia đình chị không phải thực hiện.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin