Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu hoặc được cho thuê, cho mượn

02:01, 16/01/2018

Tôi đang làm thủ tục đăng ký thường trú nhưng khi đến cơ quan chức năng làm thủ tục này, người có thẩm quyền cho rằng chỗ ở của tôi không hợp pháp để đăng ký. Vậy, như thế nào mới được xem là chỗ ở hợp pháp?

Tôi đang làm thủ tục đăng ký thường trú nhưng khi đến cơ quan chức năng làm thủ tục này, người có thẩm quyền cho rằng chỗ ở của tôi không hợp pháp để đăng ký. Vậy, như thế nào mới được xem là chỗ ở hợp pháp?

L.V.T.

(Tiền Giang)

Trả lời:

Theo khoản 1 và 2 Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú: Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố.

Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của công an xã- phường- thị trấn.

Bên cạnh đó, khoản 3 điều luật trên còn quy định chỗ ở hợp pháp bao gồm:

a) Nhà ở;

b) Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;

c) Nhà khác không thuộc điểm a, điểm b khoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh