Tôi và người bạn đã thỏa thuận sẽ trao đổi một món tài sản với nhau. Trong đó, tôi phải bù cho bạn ấy số tiền chênh lệch 5 triệu đồng. Nhưng khi đã thỏa thuận xong thì có người bảo với tôi rằng tài sản đó không phải của bạn ấy.
Tôi và người bạn đã thỏa thuận sẽ trao đổi một món tài sản với nhau. Trong đó, tôi phải bù cho bạn ấy số tiền chênh lệch 5 triệu đồng. Nhưng khi đã thỏa thuận xong thì có người bảo với tôi rằng tài sản đó không phải của bạn ấy.
Giờ tôi tiến thoái lưỡng nan, từ chối thì ngại, tiến hành việc đã thỏa thuận lại thấy lo. Trong khi đó, bạn ấy luôn khẳng định tài sản này là của bạn ấy. Trường hợp sau khi trao đổi xong, tài sản đó không phải của bạn ấy thì sẽ giải quyết như thế nào?
N.T.K.T. (TP Vĩnh Long)
Trả lời:
Trường hợp chị dự tính thực hiện được quy định tại Điều 455 Bộ luật Dân sự về hợp đồng trao đổi tài sản. Theo khoản 1 điều luật này, hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên.
Theo đó, các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau. Do vậy, khi tiến hành việc trao đổi tài sản, chị nên thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều luật này, đó là: Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.
Theo khoản 3 điều luật trên: Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin