Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín sau khi cá nhân chết

05:10, 24/10/2017

Ba tôi có lẽ bị cạnh tranh trong làm ăn nên bỗng nhiên có tin đồn thất thiệt nói xấu ba tôi đủ điều. Từ đó, ba về nhà phát sinh mâu thuẫn với mẹ tôi. Vì buồn bực, ba tôi lâm bệnh và chết không lâu sau đó. Trường hợp ba tôi đã chết nhưng tôi muốn làm sáng tỏ vụ việc và lấy lại danh dự cho ba tôi thì có được không?

Ba tôi có lẽ bị cạnh tranh trong làm ăn nên bỗng nhiên có tin đồn thất thiệt nói xấu ba tôi đủ điều. Từ đó, ba về nhà phát sinh mâu thuẫn với mẹ tôi. Vì buồn bực, ba tôi lâm bệnh và chết không lâu sau đó. Trường hợp ba tôi đã chết nhưng tôi muốn làm sáng tỏ vụ việc và lấy lại danh dự cho ba tôi thì có được không?

T.V.B. (Tiền Giang)

Trả lời: Anh có quyền thực hiện ý định trên bằng cách gửi đơn đến tòa án để được xem xét giải quyết. Bởi, theo khoản 1 Điều 34 Bộ luật Dân sự: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Theo đó, khoản 2 điều luật này quy định trường hợp anh nêu như sau: Cá nhân có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên.

Trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh