Thỏa thuận việc định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình

02:08, 17/08/2017

Gia đình tôi có nhiều gia đình nhỏ thuộc mấy thế hệ sống chung. Nay, tôi có nhu cầu cần vốn làm ăn nhưng không biết phải tính toán để lấy một phần tài sản thuộc về mình để ra làm ăn như thế nào? Khi tôi nêu ý kiến này ra, đã có người phản đối. Vậy, trước mắt tôi có thể làm gì cho đúng?

Gia đình tôi có nhiều gia đình nhỏ thuộc mấy thế hệ sống chung. Nay, tôi có nhu cầu cần vốn làm ăn nhưng không biết phải tính toán để lấy một phần tài sản thuộc về mình để ra làm ăn như thế nào? Khi tôi nêu ý kiến này ra, đã có người phản đối. Vậy, trước mắt tôi có thể làm gì cho đúng?

L.V.C.(Đồng Tháp)

Trả lời:

Trước mắt, anh nên có sự bàn bạc, thỏa thuận với các thành viên trong gia đình về dự định của mình. Theo khoản 2 Điều 212 Bộ luật Dân sự: Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận.

Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của bộ luật này (về sở hữu chung của vợ chồng).

Theo khoản 1 Điều 209 Bộ luật Dân sự: Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

Khoản 2 điều luật trên quy định: Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh