Vợ chồng tôi đang yên lành, bất ngờ chồng tôi lại yêu cầu chia tài sản chung. Thật lòng tôi không muốn điều này nhưng chồng tôi ép buộc quá. Tôi biết, sau khi chia tài sản, cuộc sống gia đình tôi sẽ khó khăn vì bản thân tôi từ trước đến nay sống phụ thuộc vào chồng tôi. Nếu thực tế này xảy ra thì tôi phải tính sao?
Vợ chồng tôi đang yên lành, bất ngờ chồng tôi lại yêu cầu chia tài sản chung. Thật lòng tôi không muốn điều này nhưng chồng tôi ép buộc quá. Tôi biết, sau khi chia tài sản, cuộc sống gia đình tôi sẽ khó khăn vì bản thân tôi từ trước đến nay sống phụ thuộc vào chồng tôi. Nếu thực tế này xảy ra thì tôi phải tính sao?
L.T.H.
(TP Trà Vinh)
Trả lời:
Trước hết, chị có thể thỏa thuận lại với chồng chị về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Theo khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình: Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của luật này. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.
Điều 42 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị tòa án tuyên bố phá sản;
d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của luật này, Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin