Sau khi mẹ tôi qua đời, ba tôi tái hôn với người phụ nữ khác đã có một đời chồng và một đứa con riêng.
Sau khi mẹ tôi qua đời, ba tôi tái hôn với người phụ nữ khác đã có một đời chồng và một đứa con riêng.
Người con riêng này được ba tôi đưa về sống cùng gia đình tôi hơn 10 năm qua. Giờ người con riêng này đã lớn, có việc làm ổn định, song trong nhiều chuyện của gia đình, người này giả vờ không để ý tới và cũng không quan tâm gì đến cuộc sống của gia đình vì cho rằng mình là người ngoài, không phải là thành viên của gia đình. Như vậy có đúng không?
N.T.K.C. (TP Mỹ Tho)
Trả lời:
Suy nghĩ của người con riêng mẹ kế chị là không đúng. Bởi, theo khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình: Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.
Theo đó, Điều 103 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định:
1. Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.
2. Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin