Tìm hiểu Nghị định 132/2015/NĐ-CP (TT)

04:12, 28/12/2016

Nghị định số 132/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016.

Nghị định số 132/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016.

Nghị định mới có một số hành vi xử phạt vi phạm hành chính tăng nặng và bổ sung một số hành vi xử phạt so với Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa. Sau đây, trang An toàn giao thông- Báo Vĩnh Long lần lượt trích những điểm cần lưu ý để bạn đọc tìm hiểu.

Điều 16. Vi phạm quy định về bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện

1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với thuyền viên, người lái phương tiện có hành vi vi phạm sau đây:

a) Phạt tiền từ 300.000- 500.000đ đối với hành vi không mang theo chứng chỉ
chuyên môn;

b) Phạt tiền từ 500.000- 1.000.000đ đối với hành vi không mang theo bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc không có chứng chỉ chuyên môn theo quy định.

2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với thuyền viên làm việc trên phương tiện không có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc có bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn nhưng không phù hợp với loại phương tiện theo quy định, như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000- 2.000.000đ đối với thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng không phù hợp với loại phương tiện theo quy định;

b) Phạt tiền từ 2.000.000- 3.000.000đ đối với thuyền viên không có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn mà theo quy định phải có bằng thuyền trưởng hạng ba hạn chế hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư, bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba, bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng
hạng ba;

c) Phạt tiền từ 3.000.000- 4.000.000đ đối với thuyền viên không có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn mà theo quy định phải có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì, bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì;

d) Phạt tiền từ 4.000.000- 5.000.000đ đối với thuyền viên không có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn mà theo quy định phải có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất.

3. Phạt tiền từ 2.000.000- 3.000.000đ đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Giao người đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó mà không có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hoặc có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng nhưng không phù hợp với loại phương tiện theo quy định;

b) Giao người không có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hoặc chứng chỉ lái phương tiện điều khiển phương tiện; có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, chứng chỉ lái phương tiện nhưng không phù hợp với loại phương tiện theo quy định.

4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn; tẩy xóa, sửa chữa bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000- 1.000.000đ đối với chứng chỉ nghiệp vụ;

b) Phạt tiền từ 1.000.000- 2.000.000đ đối với chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;

c) Phạt tiền từ 2.000.000- 3.000.000đ đối với bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng.

5. Phạt tiền từ 2.000.000- 3.000.000đ đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn quá thời hạn theo quy định.

6. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai báo không đúng sự thật để được cấp, đổi bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000- 2.000.000đ đối với chứng chỉ nghiệp vụ;

b) Phạt tiền từ 2.000.000- 3.000.000đ đối với chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;

c) Phạt tiền từ 3.000.000- 5.000.000đ đối với bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng.

7. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn giả của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, như sau:

a) Phạt tiền từ 4.000.000- 5.000.000đ đối với hành vi sử dụng chứng chỉ chuyên môn đặc biệt, chứng chỉ nghiệp vụ giả;

b) Phạt tiền từ 7.000.000- 10.000.000đ đối với hành vi sử dụng bằng thuyền trưởng hạng ba hạn chế hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư, bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba, bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba giả;

c) Phạt tiền từ 10.000.000- 12.000.000đ đối với hành vi sử dụng bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì, bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì giả;

d) Phạt tiền từ 12.000.000- 14.000.000đ đối với hành vi sử dụng bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất, bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất giả.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng, máy trưởng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn từ 1- 3 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 điều này;

b) Tịch thu bằng thuyền trưởng, máy trưởng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn giả quy định tại khoản 7 điều này.

Điều 17. Vi phạm quy định đối với chủ phương tiện, người thuê phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện

1. Phạt tiền từ 200.000- 300.000đ đối với hành vi khi đang làm việc trên phương tiện mà có nồng độ cồn vượt quá 50 mg/100ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà luật cấm
sử dụng.

2. Phạt tiền từ 300.000- 500.000đ đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không bố trí đủ định biên thuyền viên theo quy định hoặc sử dụng thuyền viên không có tên trong danh bạ thuyền viên;

b) Không bố trí thuyền viên trông coi phương tiện khi phương tiện neo đậu hoặc không bố trí người cảnh giới khi phương tiện hành trình trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế;

c) Thuyền viên được bố trí trông coi phương tiện khi phương tiện neo đậu mà không có mặt trên phương tiện hoặc không thực hiện trông coi phương tiện theo quy định;

d) Sử dụng người không đủ điều kiện theo quy định làm thuyền viên.

3. Phạt tiền từ 500.000- 1.000.000đ đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Giao người không đủ sức khỏe, không đủ tuổi hoặc quá tuổi theo quy định đảm nhận các chức danh thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền phó,
máy phó;

b) Bố trí thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện trong tình trạng thuyền viên, người lái phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng;

c) Thuyền trưởng, thuyền phó không có mặt trên phương tiện trong ca làm việc khi phương tiện đang hành trình;

d) Thuyền trưởng không trực tiếp điều khiển phương tiện khi qua cầu, âu tàu, ra, vào cảng, bến thủy nội địa và trong các trường hợp theo quy định thuyền trưởng phải trực tiếp điều khiển phương tiện;

đ) Thuyền viên không phải là thuyền trưởng mà trực tiếp điều khiển phương tiện khi qua cầu, âu tàu, ra, vào cảng, bến thủy nội địa hoặc trong các trường hợp khác theo quy định thuyền trưởng phải trực tiếp điều khiển phương tiện.

4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển phương tiện, làm việc trên phương tiện trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn, bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, như sau:

a) Phạt tiền từ 200.000- 500.000đ đối với người có chứng chỉ chuyên môn;

b) Phạt tiền từ 500.000- 1.000.000đ đối với người có bằng thuyền trưởng hạng ba hạn chế, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư, bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba, bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba;

c) Phạt tiền từ 1.000.000- 2.000.000đ đối với người có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì, bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì;

d) Phạt tiền từ 2.000.000- 3.000.000đ đối với người có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất, bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất.

5. Phạt tiền từ 500.000- 1.000.000đ đối với người điều khiển phương tiện không có giấy chứng nhận đăng ký hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.

(Còn tiếp)

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh