Bạn tôi có một vụ việc liên quan tới cơ quan pháp luật. Trong quá trình đó, có một việc thật bức xúc vì gặp một người có thái độ và hành vi không tốt. Bạn tôi muốn tố cáo nhưng còn rất đắn đo về nhiều thứ. Trường hợp nào, bạn tôi mới có quyền tố cáo đối với người đó và trong đơn không nêu tên của bạn tôi được không?
Bạn tôi có một vụ việc liên quan tới cơ quan pháp luật. Trong quá trình đó, có một việc thật bức xúc vì gặp một người có thái độ và hành vi không tốt. Bạn tôi muốn tố cáo nhưng còn rất đắn đo về nhiều thứ. Trường hợp nào, bạn tôi mới có quyền tố cáo đối với người đó và trong đơn không nêu tên của bạn tôi được không?
Tr.V.Q. (TP Cần Thơ)
Trả lời: Điều 509 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Do vậy, nếu người có thẩm quyền thuộc cơ quan tiến hành tố tụng đối với vụ việc của bạn anh đã có hành vi như quy định trên, bạn anh có quyền tố cáo.
Theo khoản 2 Điều 510 Bộ luật Tố tụng dân sự, người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
b) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
Theo quy định trên, khi gửi đơn tố cáo, bạn anh phải nêu rõ họ, tên. Khi thực hiện điều này, bạn anh có thể yên tâm vì theo điểm b khoản 1 điều luật trên, người tố cáo có quyền: yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình và có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin