Ba mẹ tôi đều đã qua đời. Trước đây, lúc ba tôi còn sống và minh mẫn, tôi biết ba tôi có lập di chúc, nhưng ba nhờ người cất giữ. Nay, khi di chúc được đem ra để chia thừa kế, chúng tôi thấy trong đó ngoài chia cho anh em tôi mỗi người 1 phần tài sản, ba có ghi tặng cho một người là bạn thân của ba 1 phần. Có lẽ, lúc còn sống nếu vậy thì ba sợ chúng tôi phản ứng nên giờ ba tôi đặt chúng tôi vào chuyện đã rồi, không thể cự cãi với ba. Việc tặng này của ba tôi có hiệu lực không?
Ba mẹ tôi đều đã qua đời. Trước đây, lúc ba tôi còn sống và minh mẫn, tôi biết ba tôi có lập di chúc, nhưng ba nhờ người cất giữ. Nay, khi di chúc được đem ra để chia thừa kế, chúng tôi thấy trong đó ngoài chia cho anh em tôi mỗi người 1 phần tài sản, ba có ghi tặng cho một người là bạn thân của ba 1 phần. Có lẽ, lúc còn sống nếu vậy thì ba sợ chúng tôi phản ứng nên giờ ba tôi đặt chúng tôi vào chuyện đã rồi, không thể cự cãi với ba. Việc tặng này của ba tôi có hiệu lực không?
L.T.N. (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Nếu anh khẳng định lúc ba anh lập di chúc là ba anh còn minh mẫn và nội dung, hình thức của di chúc đều hợp pháp thì di chúc sẽ có hiệu lực thi hành. Trong đó, việc ba anh di tặng một phần tài sản cho người bạn thân đó, cũng phải được thực hiện. Bởi, theo Điều 648 Bộ luật Dân sự, người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin