Người bị tố giác có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

05:09, 28/09/2016

Ba tôi có lẽ vô tình làm mất lòng ai đó trong quá trình làm việc nên vừa bị tố giác là đã có hành vi phạm tội. Tuy trước mắt chưa bị gì nhưng tôi rất lo lắng. Trước sự việc này, ba tôi phải làm sao để bảo vệ chính mình?

Ba tôi có lẽ vô tình làm mất lòng ai đó trong quá trình làm việc nên vừa bị tố giác là đã có hành vi phạm tội. Tuy trước mắt chưa bị gì nhưng tôi rất lo lắng. Trước sự việc này, ba tôi phải làm sao để bảo vệ chính mình?

L.T.H. (Trà Vinh)

Trả lời: Trước mắt, chị hãy yên tâm. Theo khoản 1 Điều 57 Bộ luật Tố tụng Hình sự người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:

a) Được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại điều này;

c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến;

d) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

đ) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

e) Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

g) Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố;

h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Xin lưu ý, theo khoản 2 điều luật trên: Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố.

Theo khoản 2 Điều 83 Bộ luật Tố tụng hình sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có thể là: luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện, trợ giúp pháp lý.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh