Ba tôi đang bệnh khá nặng. Ông không tự viết di chúc được nhưng tinh thần còn minh mẫn nên muốn lập di chúc chia tài sản cho các con. Ông muốn nói cho chúng tôi ghi ý muốn của ông. Nhưng khi ghi thì anh em chúng tôi người có mặt, người không có mặt nên tôi rất sợ phiền về sau. Vậy, trường hợp trên có được xem là hợp pháp không?
Ba tôi đang bệnh khá nặng. Ông không tự viết di chúc được nhưng tinh thần còn minh mẫn nên muốn lập di chúc chia tài sản cho các con. Ông muốn nói cho chúng tôi ghi ý muốn của ông. Nhưng khi ghi thì anh em chúng tôi người có mặt, người không có mặt nên tôi rất sợ phiền về sau. Vậy, trường hợp trên có được xem là hợp pháp không?
L.V.D. (Long Hồ)
Trả lời: Trước hết, để biết được di chúc như thế nào được xem là hợp pháp, anh có thể nghiên cứu khoản 1 Điều 652 Bộ luật Dân sự. Điều luật này quy định di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Trường hợp ba anh muốn di chúc miệng để thể hiện ý nguyện của ông về việc chia tài sản cho các anh, em của anh thì anh và gia đình nên thực hiện theo quy định tại khoản 5 của điều luật trên.
Điều luật này quy định: Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin