Sau khi ba mẹ tôi qua đời, anh em chúng tôi mới biết ba mẹ tôi cùng đứng tên lập 2 bản di chúc để nhà và tài sản lại cho chúng tôi (cùng một số tài sản như nhau nhưng bản di chúc sau khác bản di chúc trước).
Sau khi ba mẹ tôi qua đời, anh em chúng tôi mới biết ba mẹ tôi cùng đứng tên lập 2 bản di chúc để nhà và tài sản lại cho chúng tôi (cùng một số tài sản như nhau nhưng bản di chúc sau khác bản di chúc trước).
Trong đó, nếu căn cứ bản di chúc sau thì người anh lớn mất phần thừa hưởng căn nhà, vì ba mẹ đã giao lại cho người em kế. Từ đó, anh tôi không chịu, dẫn đến mâu thuẫn. Như vậy, chúng tôi nên thực hiện theo bản di chúc nào?
L.T. K.M (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Trường hợp ba mẹ chị để lại 2 bản di chúc, nếu cả hai đều hợp pháp, việc chia thừa kế sẽ được căn cứ theo khoản 5 Điều 667 Bộ luật Dân sự, để thực hiện.
Điều luật này quy định: Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.
Xin lưu ý thêm cùng chị, theo khoản 1 Điều 652 Bộ luật Dân sự, di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin