Vợ chồng tôi đã ra ở riêng khá lâu. Nhà chồng tôi còn lại cô em gái và chú em út của chồng tôi sống chung với ba, mẹ chồng.
Vợ chồng tôi đã ra ở riêng khá lâu. Nhà chồng tôi còn lại cô em gái và chú em út của chồng tôi sống chung với ba, mẹ chồng.
Gần đây, cô em gái đã đi lấy chồng, nhà chỉ còn lại ba, mẹ và em trai của chồng tôi. Em này hiện đang bệnh không lao động được. Vì vậy, ba mẹ chồng tôi vừa lên tiếng kêu chồng tôi phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi chú em này hàng tháng.
Lúc gia đình khó khăn, chúng tôi đều có phụ giúp trong khả năng có thể. Ngoài tình nghĩa anh em, pháp luật có quy định trách nhiệm buộc phải cấp dưỡng thường xuyên không?
N.T.M.
(TP Vĩnh Long)
Trả lời:
Trước hết, có thể khẳng định việc cấp dưỡng giữa anh, chị, em với nhau là nghĩa vụ phải thực hiện. Theo khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình (HN và GĐ): Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Theo đó, Điều 112 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em được thực hiện trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Như vậy, nếu em trai của chồng chị hiện đang rơi vào trường hợp trên, chồng chị phải có trách nhiệm cấp dưỡng.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin