Việc định đoạt tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình

03:09, 17/09/2015

Gia đình tôi sống chung gồm nhà chú, bác. Nhà có nhiều đất do ông bà để lại. Cha tôi muốn lấy một phần để làm vốn, nhưng gặp rắc rối, vì có người chịu người không. Trường hợp này, ý kiến của ai là quyết định?

Gia đình tôi sống chung gồm nhà chú, bác. Nhà có nhiều đất do ông bà để lại. Cha tôi muốn lấy một phần để làm vốn, nhưng gặp rắc rối, vì có người chịu người không. Trường hợp này, ý kiến của ai là quyết định?

Lê Minh T. (TP Vĩnh Long)

Trả lời: Trước hết, chúng ta xác định tài sản chung của hộ gia đình theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Dân sự bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ.

Theo đó, Điều 109 Bộ luật Hình sự quy định việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình như sau:

1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý.

Do vậy, khi muốn định đoạt, sử dụng tài sản chung của gia đình, ba của anh không cách nào khác hơn là phải thực hiện theo quy định trên.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh