Hiện nay, trên nhiều địa bàn tỉnh- thành đã xuất hiện một loại hình dịch vụ cầm cố tài sản chủ yếu là xe gắn máy tưởng chừng đơn giản, thuận tiện cho người đang cần tiền để giải quyết khó khăn nhưng lại tinh vi ẩn chứa dịch vụ cho vay nặng lãi, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ người cầm cố mất xe nữa.
Hiện nay, trên nhiều địa bàn tỉnh- thành đã xuất hiện một loại hình dịch vụ cầm cố tài sản chủ yếu là xe gắn máy tưởng chừng đơn giản, thuận tiện cho người đang cần tiền để giải quyết khó khăn nhưng lại tinh vi ẩn chứa dịch vụ cho vay nặng lãi, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ người cầm cố mất xe nữa.
Trên thực tế, nhiều người do khó khăn về tiền mặt mà không thể vay từ các ngân hàng. Cạnh đó nếu cầm cố xe tại các cửa hàng cầm đồ thì họ sẽ không có xe để đi lại mua bán, làm việc, sinh hoạt (cửa hàng sẽ giữ xe và giấy tờ xe).
Nắm bắt được khó khăn trên, dịch vụ “Cho vay tiền, không cần giữ xe, mức vay lên đến 80 hoặc 90% giá trị chiếc xe” xuất hiện lập tức thu hút những chủ xe đang gặp khó khăn về tiền mặt bởi đáp ứng cùng lúc 2 nhu cầu: có tiền giải quyết khó khăn nhanh chóng (từ 15- 30 phút, chỉ cần “cạc vẹt” xe, bản sao CMND, hộ khẩu); và người cầm cố vẫn có xe của chính mình để đi lại.
Tuy nhiên đằng sau sự thuận tiện ưu ái ấy là những cạm bẫy đầy nguy hiểm. Thứ nhất, người nhận tiền phải ký hợp đồng bán xe cho người cầm cố với lời giải thích “để làm tin”; khi người bán hoàn trả đủ số nợ thì họ sẽ hủy hợp đồng.
Thứ hai, lãi suất vay hiện nay từ 10- 15 %/tháng nhưng trên hợp đồng vay họ chỉ ghi lãi suất dưới 3% để tránh vi phạm luật pháp Nhà nước khi có sự cố xảy ra.
Thứ ba, người nhận nợ phải thanh toán tiền gốc lẫn tiền lãi theo phương thức trả mỗi ngày hay hàng tuần theo thỏa thuận đôi bên.
Sau đó, người cầm cố phải ký vào giấy mượn lại xe của chính mình nhưng đang trong tình trạng “đã bán cho người khác”. Và chỉ đến khi nào thanh toán xong toàn bộ tiền gốc và lãi thì giấy tờ xe của mình mới trở về mình.
Điều cốt lõi của bọn này là lấy lãi nặng nên rất ít khi “đụng chạm” đến chính quyền và các lực lượng chức năng để tránh bị phát hiện, chỉ khi nào khổ chủ mất khả năng đóng lãi vượt quá giá trị chiếc xe cầm cố thì chúng mới giở chiêu thức “hóa giá” xe cho đồng bọn.
Nhiều người do quá chủ quan hay gặp khó trong việc thanh toán dẫn đến tình trạng “lãi mẹ đẻ lãi con” đi đến tình trạng mất xe một cách rất bài bản, tinh vi của bọn cho vay nặng lãi bằng hình thức: bán xe cho người khác (cũng là người của bọn chúng) một cách hợp pháp bởi đã có đủ các yếu tố do Nhà nước quy định (hợp đồng mua bán xe có đôi bên cùng ký tên đi kèm bản sao CMND, hộ khẩu... của người bán). Đến lúc này, người cầm cố đã rơi vào cái bẫy “cầm cố xe nhưng là bán xe giá rẻ mạt”.
Cứ nhẩm tính một vài con số vay để thấy rằng vì sao nhiều người đã trở thành nạn nhân của chúng.
Với số tiền vay ban đầu khoảng 10 triệu đồng (bằng 80% giá trị chiếc xe cầm cố), lãi suất 15 %/tháng; chỉ cần nạn nhân không đóng 3 tháng thì số tiền tháng thứ nhất (lãi và gốc) là 11 triệu đồng; tháng thứ hai sẽ là 13,3 triệu đồng; tháng thứ ba sẽ là 15,3 triệu đồng (làm tròn số).
Và chỉ cần sau 3 tháng chậm trễ thì chiếc xe nghiễm nhiên thuộc về bọn chúng vì đã vượt quá mức định giá bán theo “hợp đồng” thỏa thuận ban đầu.
Nhiều ngành chức năng đã cảnh báo: rất khó xử lý các vụ khiếu kiện này bởi bọn chúng rất tinh vi, “lách luật” một cánh bài bản, không để lộ bất kỳ sơ hở nào vi phạm luật pháp trên các hợp đồng mua bán, cầm cố, vay mượn xe nên thiệt hại luôn thuộc về người cầm cố.
Vì vậy, ngoài việc phát hiện, xử lý hành vi cho vay nặng lãi núp bóng hình thức cầm cố tài sản thì người dân cần hết sức đề cao cảnh giác với loại hình vay nóng này.
PHƯƠNG ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin