Kịch bản lừa đảo "chuyển tiền nhầm" tài khoản ngân hàng rất đa dạng và ngày càng tinh vi. Nếu chủ tài khoản bỗng dưng được "chuyển tiền nhầm", cần lưu ý không rút ra sử dụng để tránh vi phạm pháp luật
Kịch bản lừa đảo "chuyển tiền nhầm" tài khoản ngân hàng rất đa dạng và ngày càng tinh vi. Nếu chủ tài khoản bỗng dưng được "chuyển tiền nhầm", cần lưu ý không rút ra sử dụng để tránh vi phạm pháp luật
Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (DIV) vừa đưa ra các giải pháp xử lý khi chủ tài khoản bỗng dưng nhận được một khoản tiền "chuyển nhầm".
Gần đây, các đối tượng lừa đảo sử dụng chiêu trò chuyển tiền nhầm nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người dân. Với kịch bản cho vay nặng lãi, đối tượng xấu cố ý chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người dùng với lời nhắn tương tự cho mượn tiền hoặc giải ngân khoản vay...
Khi chủ tài khoản nhận được tiền, đối tượng xấu sẽ giả danh người thu hồi nợ, dọa nạt và yêu cầu trả lại số tiền đã nhận cùng với khoản lãi cao "cắt cổ".
Ảnh minh họa |
Ở một kịch bản khác, đối tượng xấu chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản thông qua đường link giả. Bằng cách chuyển tiền cho chủ tài khoản, sau đó đối tượng liên hệ xin nhận lại nhưng thông báo rằng mình đang ở nước ngoài.
Để trả lại số tiền này, người nhận chuyển nhầm phải sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua một đường link. Sau khi điền xong thông tin, toàn bộ số tiền trong tài khoản của người nhận sẽ bị chiếm đoạt.
Theo DIV, kịch bản lừa đảo chuyển tiền nhầm tài khoản ngân hàng rất đa dạng và ngày càng tinh vi, đánh vào lòng tốt, sự nhẹ dạ, cả tin của chủ tài khoản. Nếu chưa từng biết đến thông tin về các hình thức lừa đảo này, nhiều người sẽ khó tránh khỏi bị mắc bẫy.
Do đó, người dùng tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản cá nhân cho bất kỳ ai, với bất cứ hình thức nào để tránh rắc rối, mất tiền oan.
DIV cũng khuyến cáo khi chủ tài khoản bỗng dưng nhận được một khoản tiền "chuyển nhầm", cần lưu ý không sử dụng vào việc chi tiêu cá nhân, để không vi phạm Điều 176 Bộ Luật Hình sự về tội "Cố ý chiếm giữ trái phép tài sản". Chủ tài khoản cần chủ động liên hệ và phối hợp với ngân hàng để được hướng dẫn, xử lý theo quy định của pháp luật.
Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó.
Nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 bộ luật này.
Theo Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
Các quy định cũng nêu rõ nếu người dùng sử dụng số tiền chuyển nhầm dưới 10 triệu đồng thì có thể bị xử phạt hành chính 3-5 triệu đồng; nếu sử dụng số tiền lớn hơn 10 triệu đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Chiếm giữ trái phép tài sản".
Theo Thái Phương/NLĐO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin