Có khoảng 170 vụ lừa đảo, lạm dụng liên quan đến việc huy động vốn với lãi suất cao, với số tiền chiếm đoạt lên đến hàng nghìn tỉ đồng khiến vỡ nợ dây chuyền...
Có khoảng 170 vụ lừa đảo, lạm dụng liên quan đến việc huy động vốn với lãi suất cao, với số tiền chiếm đoạt lên đến hàng nghìn tỉ đồng khiến vỡ nợ dây chuyền...
Băng nhóm Vũ Bông Hồng. Ảnh: VNE |
170 vụ lừa đảo lãi suất cao vỡ nợ nghìn tỉ
Ngày 10/1, Phòng 4 Cục cảnh sát hình sự (C02, Bộ Công an) tạm giữ 13 người trong băng giang hồ, tổ chức đánh bạc, đòi nợ thuê... do Lâm Thanh Vũ (tức Vũ Bông Hồng) cầm đầu, để điều tra về hành vi Đánh bạc và Tổ chức đánh bạc. Băng nhóm này hoạt động với hàng loạt dấu hiệu: bảo kê, "tín dụng đen", cho vay nặng lãi.
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công an diễn ra ngày 4/1, Thứ trưởng Bùi Văn Nam cho biết, "tín dụng đen" là vấn đề rất phức tạp, không chỉ ở Hà Nội mà còn nhiều địa phương khác, có cả yếu tố nước ngoài.
Ngày 11/1, Bộ Công an đã có những phân tích, cảnh báo thủ đoạn tinh vi về "tín dụng đen".
Theo Bộ Công an, 4 năm gần đây, cả nước xảy ra hơn 7.600 vụ phạm tội liên quan “tín dụng đen”. Trong đó có 56 vụ giết người, 398 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 836 vụ cưỡng đoạt tài sản, hơn 1.800 vụ lừa đảo, 3.581 vụ lạm dụng tín nhiệm, 165 vụ hủy hoại tài sản.
Đặc biệt, có khoảng 170 vụ lừa đảo, lạm dụng liên quan đến việc huy động vốn với lãi suất cao, với số tiền chiếm đoạt lên đến hàng nghìn tỉ đồng khiến vỡ nợ dây chuyền.
Hiện tại, lực lượng Cảnh sát hình sự đang quản lý hơn 200 băng nhóm, với gần 2.000 đối tượng hoạt động có tổ chức về lĩnh vực cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê.
"Cướp ngày"
Theo Bộ Công an, thời gian qua, tình hình tội phạm liên quan “tín dụng đen” diễn biến phức tạp. Các đối tượng hình sự gốc Bắc di chuyển vào Nam, Tây Nguyên, “tín dụng đen” đang len lỏi đến các vùng nông thôn, được ví như “cướp ngày”, gây bất ổn trong xã hội.
Hoạt động “tín dụng đen” diễn biến phức tạp. |
Báo cáo của Bộ Tài chính, hiện có 47/63 địa phương có các cơ sở hoạt động kinh doanh tài chính. Tính đến hết năm 2017, cả nước có 12 tỉnh, thành phố có doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đang hoạt động.
Các công ty này có nhiều vi phạm về an ninh, trật tự, như sử dụng nhân viên không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; hoạt động không đúng địa chỉ, không đúng nội dung ghi trong Giấy chứng nhận kinh doanh; tồn tại những sai phạm liên quan đến an ninh, trật tự như đòi nợ bằng hình thức “khủng bố tinh thần”...
"Trong khi đó, trách nhiệm của ngành công an chưa được quy định rõ. Nếu những cơ sở này có vi phạm, nhưng không đến mức phải xử lý hình sự, thì lực lượng công an lại không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đòi nợ".
Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng trong đường dây "tín dụng đen" phổ biến là phát, dán tờ rơi, lập các website, sử dụng mạng xã hội, sử dụng số thuê bao không đăng ký chính chủ… đăng tin, gửi tin nhắn quảng cáo vay tiền không cần gặp mặt, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, cấp tiền ngay, với số tiền vay từ 1 triệu đến vài chục triệu đồng.
Các đối tượng còn sử dụng công nghệ cao tổ chức hoạt động “tín dụng đen” qua mạng Internet dưới dạng cho vay trực tuyến, vay ngang hàng với lãi suất rất cao.
Các đối tượng thường ngụy trang hành vi cho vay lãi nặng bằng các hợp đồng biến tướng để lách luật và trốn tránh sự điều tra, thu thập chứng cứ của cơ quan Công an.
Nếu các con nợ không trả đúng hẹn, các đối tượng cho vay sử dụng nhân viên, thuê các đối tượng hình sự tổ chức các hình thức đòi nợ như đe dọa, khủng bố tinh thần, ném chất bẩn, đặt vòng hoa, quan tài, sử dụng sim rác để đe dọa, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích, làm nhục người khác, gây rối tại nơi ở, nơi kinh doanh của con nợ.
Bộ Công an cho rằng, để thực hiện những hành vi phi pháp, các đối tượng thường mời các cán bộ từng làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật (công an, viện kiểm sát, tòa án…) thoái hóa, biến chất, đã nghỉ hưu tham gia tư vấn hoạt động cho vay và đòi nợ của chúng.
Mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm "tín dụng đen"
Trước tình trạng phức tạp của hoạt động "tín dụng đen", Bộ Công an cho biết sẽ tham mưu, đề xuất Ban Chỉ đạo 138 của Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các bộ, ngành, đoàn thể, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”.
Rà soát các ngành nghề thường bị các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” lợi dụng, núp bóng hoạt động, dễ phát sinh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật. Đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Chỉ đạo toàn lực lượng Công an mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến “tín dụng đen”, góp phần răn đe và phòng ngừa chung.
Theo LĐO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin