Thông tin về vụ nữ sinh lớp 6 đính hôn ở Sóc Trăng

04:05, 05/05/2018

Những ngày qua, người dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) nghi ngờ về việc hai gia đình ở huyện này làm lễ đính hôn cho đôi trai gái nhằm hợp thức hóa lễ cưới đã được đôi bên định sẵn. 

Những ngày qua, người dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) nghi ngờ về việc hai gia đình ở huyện này làm lễ đính hôn cho đôi trai gái nhằm hợp thức hóa lễ cưới đã được đôi bên định sẵn. 

Cô dâu tên H.T.Y.N (sinh ngày 6-12-2005, ngụ ấp Cây Sộp, xã Kế Thành) và chú rể là S.N.H (18 tuổi, ấp Phú An, thị trấn Kế Sách).

Theo ông Châu Văn Ngữ, Chủ tịch UBND xã Kế Thành, tiệc 15 bàn có treo tấm bảng “Lễ đính hôn” được tổ chức tại nhà gái vào một ngày trước. 

Do dư luận địa phương cho rằng đây là đám cưới nhưng thiệp mời ghi “Lễ đính hôn” để qua mặt cơ quan chức năng nên chính quyền xã Kế Thành đang kết hợp với thị trấn Kế Sách để làm rõ. 

Cô gái chưa đủ tuổi để kết hôn ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Cô gái chưa đủ tuổi để kết hôn ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng

“Chúng tôi đã cho đoàn thể đến nhà gái để làm việc với cha mẹ cháu N. Nếu họ làm đám, rồi cho đôi trai gái sống với nhau như vợ chồng thì phải nhờ đến cơ quan Công an xử lý theo pháp luật vì cháu N. chưa đủ tuổi kết hôn” - ông Ngữ cho biết. 

Theo biên bản làm việc của chính quyền thị trấn Kế Sách với gia đình nhà trai, cha của em H. là ông S.V cho biết gia đình không có ý định cho con trai kết hôn.

Tuy nhiên, do nhà gái yêu cầu phải tổ chức đám cưới nên đã vay tiền nạp tài và mua bông tai, nhẫn cưới. 

“Vì gia đình nhà gái quá hung dữ nên tôi chấp nhận yêu cầu để được yên ổn”- biên bản của UBND thị trấn Kế Sách nêu ý kiến của ông V.

Ông Lâm Sơn - Trưởng ấp Cây Sộp cho biết, trước đây phụ huynh của em N. có thông báo việc tổ chức đám cưới cho con gái. Khi phát hiện thiếu nữ đang học lớp 6 nên tôi có khuyên nhủ, nhưng mẹ cháu không nghe và không tiếp bất cứ ai đến nhà.

Theo luật sư Nguyễn Văn Đức, Phó Văn phòng Luật sư Vạn Lý (Cần Thơ), trong trường hợp này “cô dâu” chỉ hơn 12 tuổi thì không thể tự mình đứng ra tổ chức lễ cưới một cách chỉnh chu khi không có sự giúp sức tích cực về vật chất cũng như khâu tổ chức của người thân. 

Việc để diễn ra “sự kiện” trên tại địa phương ngoài lỗi của người thân hai họ cũng có phần trách nhiệm của địa phương. “Sự việc đáng tiếc trên có thể nhằm che đậy hoặc hợp thức hóa hành vi nào đó. 

Tuy nhiên, tối thiểu có dấu hiệu của việc tảo hôn, đối với hành vi cưỡng ép, tổ chức tảo hôn và có thể xử lý hành chính, được quy định tại Nghị định 110/ 2013 Chính phủ” -  luật sư Đức khẳng định.

Theo CAND

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh