Đến xã An Phước (Mang Thít), chúng tôi được anh Nguyễn Huy Phương- Phó trưởng Công an xã giới thiệu và hướng dẫn đến nhà ông Trần Văn Cò ở ấp Phước Thủy. Người dân nơi đây trìu mến gọi ông là chú Sáu Cò- "khắc tinh" của tội phạm.
Đến xã An Phước (Mang Thít), chúng tôi được anh Nguyễn Huy Phương- Phó trưởng Công an xã giới thiệu và hướng dẫn đến nhà ông Trần Văn Cò ở ấp Phước Thủy. Người dân nơi đây trìu mến gọi ông là chú Sáu Cò- “khắc tinh” của tội phạm.
Chú Trần Văn Cò kể lại chuyện bắt cướp. |
Làm việc nghĩa quên mình
Tuổi ngoài 70, gương mặt hằn nhiều nếp nhăn nhưng chú Sáu Cò vẫn nhanh nhẹn tinh tường như người trẻ. Chú Sáu làm nghề chạy xe ôm nhưng khi nghe đó đây trong xóm ấp có xảy ra chuyện trộm cướp là chú xung phong truy tìm nghi phạm giúp đỡ người bị hại.
Nhắc chuyện bắt trộm, như khơi đúng “chỗ ngứa”, chú Sáu kể cho chúng tôi nghe nhiều việc nghĩa hiệp mà chú đã “ra tay”, từ vụ lừa gạt mua phân bón giá rẻ đến những vụ trộm chó, trộm vịt,...
Hớp ngụm trà thơm, chú Sáu Cò nhớ lại: “Hôm đó, trong khi chạy xe đón khách, tình cờ tôi phát hiện một người phụ nữ đến một gia đình ở kế nhà tôi, trao đổi chuyện gì đó. Tôi thấy lạ nên cố gắng nghe ngóng và tìm hiểu”.
Người phụ nữ ấy có biểu hiện gì khiến chú quan tâm đến vậy?- chúng tôi tò mò. Chú Sáu vẻ mặt đăm chiêu: “Người phụ nữ đó ẵm theo một đứa nhỏ, tự xưng là vợ của một cán bộ công an huyện đến một gia đình kế nhà tôi (có người thân đang bị tạm giam). Sau đó người phụ nữ này gợi ý mình có thể đem giúp tiền bạc, đồ ăn, quần áo,... vào trực tiếp cho người thân đang bị tạm giữ”.
Nhìn thái độ người phụ nữ rất đáng nghi ngờ nên tui quyết định báo với công an ấp. Kết quả đúng như suy đoán”.
Nhiều lần hỗ trợ công an ấp bắt trộm, kẻ gian, “vụ” nào chú Sáu ấn tượng nhất? Ngón tay trỏ gõ gõ vào mặt bàn, chú nói khẽ: “Vụ mà tôi được Giám đốc Công an tỉnh trao tặng giấy khen đột xuất là vụ trộm cắp tài sản”. Câu chuyện cũng khá lâu nhưng chú bảo “tôi không thể nào quên được”.
Đó là vào một buổi trưa, chú đang chạy xe đón khách thì có người điện thoại nhờ chở đi tới một tiệm bán điện thoại. Thấy số điện thoại quen nhưng tại sao giọng nói lại lạ. Chú nghĩ bụng “bộ thằng này bị bệnh sao mà giọng nó lạ vậy” và lập tức hỏi địa điểm tại đâu và nhanh chân đưa xe đến đón.
Chú kể rành mạch: Vừa chạy xe, nhưng trong đầu cứ nghĩ điện thoại của bạn mình sao lại trong tay người này. Hắn là trộm hay thằng bạn tôi có làm rớt rồi người này nhặt được, mình nghi oan cho người ta thì không nên! Nghĩ vậy nhưng tôi vẫn tới điểm hẹn và chở thanh niên này tới tiệm điện thoại để… thay cái vỏ!
Đến lúc này dù “biết kết quả hắn là ai” trên… 50% nhưng chú Sáu vẫn bình tĩnh đưa người thanh niên này trở về “chỗ cũ”; đồng thời, tìm hiểu cặn kẽ thì biết nhà “ông bạn tôi vừa bị kẻ trộm đột nhập vào lấy đi điện thoại và nhiều vật dụng khác”.
Sự việc được chú Sáu Cò trình báo đến Công an xã An Phước, tên trộm bị cơ quan mời lên làm việc. Chiếc điện thoại cùng các tài sản khác được về với chủ.
“Truyền nghề” bắt tội phạm
Chú chân tình: Sở dĩ tôi hiểu và biết mánh khóe của các phần tử tội phạm là nhờ thời gian trước đây tôi thường chịu khó tham khảo, theo dõi rút kinh nghiệm từ chương trình an ninh trật tự trên các báo và chương trình truyền hình, đặc biệt là chương trình truyền hình công an nhân dân.
Chương trình chuyện cảnh giác tái hiện lại những chiêu thức lừa gạt của các phần tử tội phạm chiều thứ bảy và chủ nhật trên Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, chúng thường nhắm vào tâm lý của những người nhẹ dạ cả tin để cướp đoạt tài sản những người lương thiện.
Từ những kinh nghiệm có được, chú Trần Văn Cò không ngần ngại chia sẻ những bí quyết, những kinh nghiệm của bản thân có được như cách nhận biết dấu vết, hay cỡ bàn chân, cách nói chuyện, tâm lý tội phạm... cho lực lượng công an địa phương, nhất là các công an viên tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ để có thêm kinh nghiệm.
Phó trưởng Công an xã An Phước- Nguyễn Huy Phương nhận xét: “Chú Sáu Cò là người xưa nay ở đây luôn hài hòa và quan hệ rộng với mọi người, hơn 2/3 số điện thoại của bà con trong khu vực chú điều biết và nhớ. Chẳng những chú chỉ cho anh em trẻ nhiều nghiệp vụ điều tra ban đầu các vụ việc mà còn tích cực truyền cho một số “miếng nghề” để tự tin có thể quật ngã nhóm cướp giật chừng 3 đến 5 tên”.
Trung tá Lâm Thị Xuân Chi- Phó Đội trưởng Đội Xây dựng phong trào và Phụ trách xã về an ninh trật tự- Công an huyện Mang Thít cho biết thêm: Chú Sáu Cò không chỉ là người trực tiếp tham gia xử lý những vụ việc có tính phức tạp, nguy hiểm về an ninh trật tự, mà chú còn làm tốt vai trò đầu tàu trong phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc tại địa phương.
Qua đó, chú còn góp phần phát hiện, tố giác và cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị giúp lực lượng công an xã, huyện chủ động phòng chống tội phạm đem lại sự bình yên cho nhân dân.
Đây là một trong những tấm gương tiên tiến, điển hình trong phong trào phòng chống tội phạm đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở. Gương sáng của chú Trần Văn Cò đang lan tỏa mạnh trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong và ngoài địa phương.
>> Kỳ cuối: Thầy giáo hiến “tấc vàng” xây nông thôn mới.
Bài, ảnh: NHÓM PHÓNG VIÊN
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin