Để được "đổi đời", ông P. đã bán dần số đất đai được cha mẹ chia để làm vốn cho vay với lãi suất 4%/ tháng.
Để được “đổi đời”, ông P. đã bán dần số đất đai được cha mẹ chia để làm vốn cho vay với lãi suất 4%/ tháng.
Vì thủ tục cho vay đơn giản (ông P. đưa cuốn sổ cho người vay viết: biên nhận họ, tên, địa chỉ, số tiền vay và ký tên rồi nhận tiền) nên khi không đủ tiền cho vay, ông đi vay lãi 5% rồi cho vay lại 8%.
Người thân của ông P. can ngăn, ông không nghe còn cãi lại... Vài tháng đầu, người vay rất uy tín, tới ngày là đóng lãi, có người vừa nhận tiền vay đóng lãi liền. Vài tháng sau, người vay không đóng lãi, cứ hẹn hoài, người vay tiền nhiều thì bỏ trốn.
Còn chủ nợ của ông P. thì cứ tính lãi, lãi chồng lãi nên ông P. lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Chủ nợ đến xiết căn nhà lầu cùng miếng đất gia đình ông đang ở.
Trong những chủ nợ của ông P., có bà Tr. cho vay 200 triệu đồng, lãi suất 8%/ tháng. Vì hay tin ông P. bể nợ trễ, bà Tr. thuê “xã hội đen” đến hăm dọa đủ điều cũng không lấy được tiền, nên kêu ông P. đưa những biên nhận nợ người đã vay của ông P. để trừ nợ.
Điều đáng nói bà Tr. viết giấy xóa nợ có ý lừa gạt mà vợ chồng ông P. không hề hay biết. Khi tòa án mời và đến ngày xử thì vợ chồng ông P. mới ngã ngửa: bà Tr. tính vốn lẫn lãi lên gần 400 triệu đồng. Tòa xử ông P. thua kiện vì giấy xóa nợ không thể hiện số tiền nên không có giá trị (ảnh).
Thiết nghĩ đây cũng là một bài học kinh nghiệm cho mọi người.
Bài, ảnh: MAI XUÂN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin