Trong những ngày qua, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Sở VH- TT và DL, Sở GTVT, Cảnh sát đường thủy và Chi cục Đăng kiểm tỉnh Vĩnh Long tiến hành kiểm tra điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh.
Trong những ngày qua, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Sở VH- TT và DL, Sở GTVT, Cảnh sát đường thủy và Chi cục Đăng kiểm tỉnh Vĩnh Long tiến hành kiểm tra điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh.
Đoàn kiểm tra lập biên bản một trường hợp tàu chở khách du lịch từ Tiền Giang qua cù lao An Bình nhưng phương tiện không đăng ký, đăng kiểm. |
Theo kế hoạch, đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra trong toàn tỉnh từ ngày 8- 12/8/2016. Nội dung kiểm tra gồm kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, đặc biệt là kinh doanh vận chuyển khách du lịch như: an toàn kỹ thuật phương tiện, đăng ký, đăng kiểm, biển hiệu; bằng cấp, chứng chỉ khả năng chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện, hướng dẫn viên; thiết bị dụng cụ an toàn phương tiện, áo phao, dụng cụ nổi; giá cước đúng quy định.
Ngoài ra, đoàn còn kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm khác theo thẩm quyền của lực lượng kiểm tra về ATGT đường thủy nội địa.
Trong ngày đầu kiểm tra 4 phương tiện đang vận chuyển khách du lịch từ TP Vĩnh Long qua cù lao An Bình (Long Hồ), đoàn kiểm tra đã phát hiện và lập biên bản xử lý một trường hợp nhân viên phục vụ khách du lịch trên tàu chưa có chứng chỉ chuyên môn; một trường hợp tàu chở khách du lịch từ Tiền Giang qua cù lao An Bình không đăng ký, đăng kiểm và nhắc nhở một trường hợp tàu chở khách du lịch không trang bị bình chữa cháy. Đồng thời nhắc nhở nhiều trường hợp khách du lịch di trên tàu thủy không mặc áo phao.
Để được phép hoạt động chở khách du lịch, các phương tiện thủy nội địa cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện được quy định cụ thể tại Điều 24, Luật Giao thông đường thủy nội địa như:
Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, sơn vạch mấu nước an toàn, số lượng người được phép chở trên phương tiện; có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên...
Các phương tiện thủy nội địa chở khách phải trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, vật nổi, phao cứu sinh...
Đối với nhân viên phục vụ trên tàu phải được tập huấn nghiệp vụ, gồm các kiến thức cơ bản: phổ biến các văn bản liên quan đến công tác quản lý nhà nước về du lịch; các văn bản liên quan đến quản lý đường thủy nội địa; kiến thức về lễ tân giao tiếp; quy trình hướng dẫn cho khách khi bước lên tàu; tâm lý khách; sơ lược kỹ năng phục vụ nhà hàng trên tàu (ứng dụng theo tiêu chuẩn VTOS); bổ sung kỹ năng sơ cấp cứu, cứu hộ cứu nạn trên tàu…
Hoạt động theo đúng nội quy của ban quản lý các khu du lịch. Quy định rất cụ thể, rõ ràng nhưng một số chủ phương tiện hoạt động chở khách du lịch vì lợi nhuận vẫn cố tình vi phạm các quy định trên và hậu quả nếu xảy ra sẽ rất khó lường.
Bài, ảnh: HÙNG HẬU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin