Những người thừa kế có thể thỏa thuận cử người phân chia di sản

10:04, 07/04/2016

Ba mẹ tôi nay đều đã qua đời, không để lại di chúc. 5 anh em chúng tôi dự định chia thừa kế tài sản của ba mẹ tôi để lại, nhưng trong việc này có nhiều quan điểm bất đồng. Do đó, chúng tôi có thể nhờ người có uy tín đứng ra chia thừa kế hay không? Cách thức phân chia như thế nào?

Ba mẹ tôi nay đều đã qua đời, không để lại di chúc. 5 anh em chúng tôi dự định chia thừa kế tài sản của ba mẹ tôi để lại, nhưng trong việc này có nhiều quan điểm bất đồng. Do đó, chúng tôi có thể nhờ người có uy tín đứng ra chia thừa kế hay không? Cách thức phân chia như thế nào?

N.T.H.Tr. (TX Bình Minh)

Trả lời:

Nếu ba mẹ chị không để lại di chúc, việc chia thừa kế sẽ tiến hành theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ Luật Dân sự: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Nếu không còn ai khác cùng hàng theo quy định này, thì 5 anh em của chị là những người cùng hàng thừa kế. Những người cùng hàng thừa kế được chia di sản bằng nhau.

Theo quy định tại Điều 681 Bộ luật Dân sự: Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế, trường hợp này những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận việc cử người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của người này; cách thức phân chia di sản. Xin lưu ý với chị là mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Theo Điều 682 Bộ luật Dân sự, người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản hoặc được những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng thỏa thuận của những người thừa kế theo pháp luật. Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu những người thừa kế có thỏa thuận.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh