Ý kiến của luật sư cho rằng, áp dụng mô hình phòng xử án mới thể hiện sự bình đẳng trong tranh tụng, thể hiện tính độc lập trong xét xử.
Ý kiến của luật sư cho rằng, áp dụng mô hình phòng xử án mới thể hiện sự bình đẳng trong tranh tụng, thể hiện tính độc lập trong xét xử.
Ngày 1/4, TAND Tối cáo có công văn gửi TAND và Tòa án quân sự các cấp về việc triển khai thực hiện mô hình phòng xử án.
Theo đó, TAND Tối cao dẫn theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, thì phòng xử án phải được bố trí thể hiện sự trang nghiêm, an toàn, bảo đảm sự bình đẳng giữa người thực hiện quyền công tố và luật sư, người bào chữa khác.
Mô hình phòng xử của phiên tòa hình sự thông thường. |
Chánh án TAND Tối cao quy định: Đối với việc xét xử người dưới 18 tuổi (người chưa thành niên), khoản 4, điều 423 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Phòng xử án được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi”.
Mô hình mà TAND Tối cao đưa ra với phiên tòa hình sự sơ thẩm thông thường thì HĐXX ngồi ở bục cao nhất. Thư ký phiên tòa ngồi dưới một cấp, quay lưng vào HĐXX.
Đại diện VKS và luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo, các đương sự ngòi đối diện nhau và ở phía dưới HĐXX. Thấp hơn nữa là vị trí của những người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa.
Mô hình phiên tòa hình sự xét xử bị cáo dưới 18 tuổi được bố trí những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng đều ngồi trên một mặt phẳng. HĐXX ngồi ở giữa.
Đại diện VKS ngồi ở bên phải của HĐXX. Thư ký phiên tòa ngồi ở bên trái HĐXX. Người giám hộ, người dưới 18 tuổi, luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ch người dưới 18 tuoir ngồi đối diện HĐXX.
Mô hình phòng xử phiên tòa hình sự dưới 18 tuổi |
Liên quan đến việc bố trí các vị trí trong phòng xử án và mô hình mà TAND Tối cao đưa ra, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Phan Trung Hoài cũng nhận định, việc thiết kế phòng xử án mà luật sư và viện kiểm sát ngồi ngang nhau, thể hiện sự bình đẳng giữa đại diện Viện kiểm sát thực hiện chức năng buộc tội và luật sư thực hiện chức năng bào chữa.
Đây không chỉ là vấn đề thay đổi vị trí ngồi một cách cơ học mà phù hợp với tinh thần của Hiến pháp 2013 ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo (Khoản 5, Điều 103) cũng như chủ trương cải cách tư pháp của Đảng ta thể hiện trong Nghị quyết số 08 ngày 2/1/2002, Nghị quyết số 49 ngày 2/6/2005.
Việc bố trí phòng xử án theo điều 257, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Luật sư Hoàng Long Hà – Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhận xét, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 được thông qua, thể hiện sự đổi mới của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực cải cách tư pháp: Đề cao nguyên tắc tranh tụng, quyền bào chữa của bị can, bị cáo, vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự...
Một phòng xử án - Ảnh minh họa cho bài viết |
Theo luật sư Hoàng Long Hà, một trong những vấn đề được giới luật sư quan tâm, có ý kiến trong nhiều năm qua, đó là vị trí ngồi của luật sư trong phòng xử án các phiên tòa hình sự.
Việc Chánh án TAND Tối cao hướng dẫn triển khai thực hiện cụ thể tại công văn số 88/TANDTC-PC ngày 1/4/2016 về vị trí ngồi của luật sư trong phiên tòa hình sự - một vấn đề tưởng như bình thường ở các nước khác, nhưng lại còn rất mới mẻ ở Việt Nam, và có thể sẽ gặp không ít phản ứng từ cơ quan thực hành quyền công tố.
“Quan điểm của tôi là ủng hộ mô hình phòng xử án hình sự mà TAND Tối cao đưa ra, vì đã thể hiện rất rõ quyền lực cao nhất, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của HĐXX, thể hiện rõ vai trò của đại diện VKS khi thực hành quyền công tố tại tòa, và quan trọng nhất là đã thể hiện quyền được bình đẳng trong quá trình tranh tụng giữa luật sư và bị cáo đối với công tố viên (vì bị cáo vẫn được coi là không có tội cho đến trước khi có bản án có hiệu lực của tòa án)”, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nêu quan điểm.
Về mặt hình thức của mô hình phòng xử án này, luật sư Hà cũng nhìn nhận rằng, quyền bào chữa của bị cáo được ghi nhận trong Hiến pháp được bảo đảm và đang được thực thi từng bước trong hoạt động tố tụng hình sự nước ta.
“Việc bố trí vị trí của luật sư và kiểm sát viên ngồi ngang nhau là quá tốt. Nếu xét về vị trí ngồi này cho người tham gia phiên tòa cảm giác bên buộc tội và gỡ tội là ngang nhau thay như vị trí hiện nay khiến nhiều người nghĩ rằng HĐXX bao gồm cả kiểm sát viên, chứ không phải riêng tòa án”, Luật sư Hoàng Minh Hiển – Văn phòng Luật sư Bắc Hà – Đoàn Luật sư Hà Nội nhìn nhận.
Đối với phiên tòa hình sự xét xử bị cáo dưới 18 tuổi, luật sư Hiển nêu ý kiến: Đây là một dạng tòa án đặc biệt. Ở đây lứa tuổi của các bị cáo chưa hoàn thiện thể chất và tinh thần. Cho nên với phiên tòa này nên bỏ vành móng ngựa để các bị cáo không bị ảnh hưởng sau này./.
Theo VOV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin