Văn minh khi giao thông

08:03, 30/03/2016

Nói đến văn hóa trong giao thông có rất nhiều cách hiểu khác nhau, theo Ủy ban ATGT quốc gia: "Văn hóa giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông".

Nói đến văn hóa trong giao thông có rất nhiều cách hiểu khác nhau, theo Ủy ban ATGT quốc gia: "Văn hóa giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông".

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông hiện nay vẫn còn tình trạng đi tùy tiện, không phân biệt làn đường, cứ thấy trống là đi, đây còn gọi là
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông hiện nay vẫn còn tình trạng đi tùy tiện, không phân biệt làn đường, cứ thấy trống là đi, đây còn gọi là "giao thông kiểu con kiến", từ đó dễ dẫn đến ùn tắc giao thông và TNGT.

Để có được nếp sống văn hóa giao thông thì mỗi người trong chúng ta phải luôn luôn nâng cao ý thức và có trách nhiệm khi tham gia giao thông. Thế nhưng trên thực tế đã có không ít người gặp phải những cảnh dở khóc dở cười của chính những người cùng tham gia giao thông với nhau, ở bất cứ mọi lúc mọi nơi.

Một buổi chiều, tan giờ làm, mọi người ai cũng vội vã nhanh về rước con, rồi tranh thủ ra chợ chuẩn bị bữa cơm gia đình.

Thế nhưng ở suốt đoạn đường 1/5, cảnh ùn tắc giao thông cả giờ đồng hồ chỉ vì bên xe tải nhỏ chở đồ, rồi xe taxi đi ngược chiều, cùng bao nhiêu là môtô xen giữa.

Chẳng ai nhường ai, cứ như vậy mà nhích từng li từng mét, rồi bấm kèn xe inh ỏi. Nhiều người thấy cảnh như vậy từ xa đã nhanh chân quay đầu xe chạy về hướng khác để thoát khỏi cảnh ùn tắc.

Đơn giản vậy thôi nhưng nếu mỗi người chịu nhường một chút, cứ theo thứ tự trước sau theo quy định mà đi có lẽ chẳng có cảnh ùn tắc thế này. Đường sẽ thông, hè sẽ thoáng, ai cũng nhanh đạt được mục đích của mình.

Mưa, nước ngập lênh láng các con đường. Người tham gia giao thông trên đường cẩn thận che kín áo mưa cho mình, cho người ngồi sau để khô ráo khi đến sở làm hoặc bất cứ nơi nào muốn đến.

Ai cũng cẩn thận. Một chiếc xe từ phía sau vượt lên, cứ nhằm ngay vũng nước mà rồ ga chạy hết tốc độ, nước bắn tung tóe, ướt hết cả những chiếc xe đang chạy cùng chiều...

Một chiếc môtô phía trước đang chạy bon bon trên đường bỗng loạng choạng suýt ngã chỉ vì bác tài một chiếc xe phía trước vừa chạy vừa khạc nhổ, chả thèm để ý bãi nước bọt mình vừa khạc nhổ sẽ “đáp” vào người nào. “Khạc nhổ phải có nơi có chỗ chứ, chẳng có tí văn hóa nào!”- vừa né, người điều khiển môtô vừa “lèm bèm”. Càng khó coi hơn, hôm khác cũng cảnh tượng “vừa chạy vừa khạc nhổ”, nhưng “bác tài” là một cô gái trẻ đẹp, ăn mặc rất moden, chắc là đang trên đường đi dự tiệc. Thật là một hành động không xứng với trang phục cô ấy đang mặc và chiếc xe cô ấy đang lái!

Nói thế không có nghĩa, tất cả mọi người đều thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Có lẽ không ít lần anh, chị hay tôi đều có thể chứng kiến những nét đẹp khi tham gia giao thông, để rồi tự vấn mình, nếu có cơ hội mình sẽ góp cùng xã hội làm nên một nét đẹp giao thông cho chính mình, quê hương, đất nước mình.

Giờ tan học, một bé gái được cha mẹ chở, chạy song song cùng chiều báo: “Cô ơi, chân chống xe cô chưa gạt kìa!” Đơn giản thế thôi, sao chúng ta không làm?

Đi công tác về một xã vùng sâu. Đường đến huyện, đến xã đi bằng ôtô, nhưng để đến được nhà dân phải qua một đoạn đường đất khá xa. Anh cán bộ xã chỉ có một xe một nón bảo hiểm bảo cô cán bộ tỉnh lên cùng, bảo rằng đường quê không sao, không có công an xã bắt phạt đâu.

Cô cương quyết không lên bảo rằng mình làm cán bộ làm thế thì tuyên truyền ai nghe và cô đi bộ. Sự việc làm tôi nhớ câu chuyện “má không lên xe đâu”! Chuyện ngày đám giỗ, người con rể xỉn xỉn lấy xe đưa má vợ về nhà, anh bảo má lên xe chở về mà không có nón bảo hiểm; bà nhất định không đi và bảo "Má không lên xe đâu!"

Bà giải thích, thà đi xe ôm tốn tiền chỉ chút đỉnh thôi, còn người con rể đưa về không bị phạt thì cũng có thể xảy ra tai nạn.

Hay một bà mẹ do vội khi đến trường rước con quên đem nón bảo hiểm bảo con cứ lên đi, con bảo rằng con không đi, mẹ phải lại tiệm gần đó mua cho con một cái nón mới con mới lên xe. Nếu ai cũng ý thức như cô cán bộ, hay bà má và cô con gái ấy thì hay biết bao.

Một bà lão già, có lẽ già lắm rồi muốn băng ngang đường, nhưng dòng xe cộ cứ vội vã, vội vã. Bà cứ đứng bên lề trông mà chẳng dám bước chân xuống lòng đường.

Một học sinh trên xe đạp chạy trờ qua, rồi vòng lại dừng xe bên đường, lại nắm tay bà cụ băng qua đường. Một hình ảnh đẹp biết bao! Trên xe buýt đông người, đã hết chỗ. Một bà bầu bước lên nặng nề, mệt nhọc có lẽ đã tháng thứ bảy, thứ tám. Một bà lão và một cháu nhỏ theo sau.

Có lẽ là cùng đi, cùng một gia đình. Xe lao đi, bà lão, bà bầu đều loạng choạng. Một cô gái, có lẽ là sinh viên đứng lên nhưng cô lúng túng chẳng biết nhường cho ai, cho bà bầu hay cho bà lão… Một thanh niên đứng lên tiếp. Vậy là yên chỗ, bà bầu, bà lão đều yên vị. Thanh niên là phải đi đầu mà.

Cuộc sống cũng vậy, luôn có hai mặt, mặt trái và mặt phải, cái đẹp và cái xấu cứ song song tồn tại. Mỗi người tự giác một chút, nhường nhịn nhau một chút chính là thể hiện nét đẹp văn hóa trong giao thông. Khi văn hóa giao thông nâng lên sẽ góp phần giảm dần TNGT và ùn tắc giao thông…

Bài, ảnh: THANH THỦY

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh