Chỉ còn mấy ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Bính Thân. Đối với công chức, viên chức, người lao động, kỳ nghỉ tết 9 ngày là thời gian về quê, thăm bà con, bạn bè... và còn du xuân vui tết.
Chỉ còn mấy ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Bính Thân. Đối với công chức, viên chức, người lao động, kỳ nghỉ tết 9 ngày là thời gian về quê, thăm bà con, bạn bè... và còn du xuân vui tết.
Những ngày trước, trong và sau tết, mật độ phương tiện xe cơ giới trên các tuyến đường tăng cao gấp nhiều lần so với những ngày thường. Vì vậy, người tham gia giao thông cần lưu ý để đảm bảo ATGT. |
Vì vậy phương tiện tham gia giao thông cũng tăng lên đáng kể. Vậy, khi vui tết, mọi người cần tham gia giao thông hết sức cẩn thận và xử sự văn hóa giao thông để có được cái tết vui tươi, an lành.
Ngay từ những ngày trước Tết Dương lịch (tháng 12/2015), Ban ATGT tỉnh có công văn chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường đảm bảo trật tự ATGT dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, lễ hội mùa xuân.
Theo đó, Ban ATGT yêu cầu công an, Sở GTVT tăng cường phối hợp tuần tra xử lý vi phạm về trật tự ATGT. Ban ATGT các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị- xã hội mở đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ATGT đến cán bộ, hội viên, đoàn viên, thanh niên, học sinh, nhân dân chấp hành nghiêm quy định về trật tự ATGT.
Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng cảnh sát phối hợp tuần tra, kiểm soát việc chấp hành trật tự ATGT trên tất cả các tuyến giao thông; đặc biệt tăng cường tuần tra lưu động trên các tuyến đường, địa bàn có tình hình trật tự ATGT diễn biến phức tạp.
Xử lý nghiêm, kịp thời đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt là đối với các hành vi: Sử dụng rượu bia quá nồng độ quy định, không đội nón bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy, xe máy điện; chạy quá tốc độ quy định, đi sai phần đường, làn đường; xe khách nhồi nhét khách, chở quá số người quy định (cả đường bộ và đường thủy nội địa)... với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”.
Ngành chức năng thực hiện phần quản lý nhà nước về ATGT, còn chúng ta là những người tham gia giao thông cần phải hết sức thận trọng để bảo vệ chính mình. Dưới đây là những tình huống cần tránh để đảm bảo ATGT.
Không đi ngược chiều: Một trong những quy tắc giao thông hàng đầu được quy định trong Luật Giao thông đường bộ là người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định.
Khi bạn đi ngược chiều như vậy thì sẽ là trở ngại nguy hiểm cho các phương tiện đang đi đúng chiều. Với các trường hợp khó xử lý, tai nạn rất dễ xảy ra. Vì vậy, không đi bên phải theo chiều đi của mình với người điều khiển xe gắn máy là một trong những hành vi vi phạm làm mất an toàn giao thông.
Không chạy nhanh: Theo quy định tại Điều 8, 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, một trong các hành vi bị nghiêm cấm khi điều khiển phương tiện giao thông là vượt quá tốc độ quy định. Lái xe quá tốc độ quy định là nguyên nhân gây nên 1/3 tai nạn giao thông.
Khi bạn chạy xe với tốc độ nhanh hơn, thời gian cho phép bạn phản ứng để tránh khỏi va chạm sẽ ít đi, khả năng xảy ra va chạm sẽ tăng thêm. Đó là chưa kể đến hậu quả va chạm sẽ nghiêm trọng hơn khi bạn di chuyển ở tốc độ cao.
Nhường đường: Theo Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện giao thông phải nhường đường theo quy định trong nhiều tình huống, như tại nơi đường giao nhau, khi tránh xe ngược chiều, khi đi qua vạch kẻ đường cho người đi bộ, khi gặp xe ưu tiên… Trong đó, chúng ta cần chú ý nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật qua đường; nhường đường ở những nơi có đường giao nhau.
Đối với người đi bộ, người khuyết tật qua đường: Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
Điều khiển phương tiện đi đúng làn đường, không đi ngược chiều, chạy quá tốc độ để an toàn và thể hiện văn hóa giao thông. |
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định: Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải; tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái; tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Khi có nồng độ cồn không nên lái xe: Dịp tết là dịp để gặp gỡ người thân, bạn bè, vì vậy ít nhiều cũng có dùng rượu bia trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, khi đã uống rượu bia cần nên ngủ một giấc cho tỉnh táo, khi về quê hoặc đến nhà người thân; khi đến nhà bạn bè ở gần nên đi bằng phương tiện công cộng (xe ôm hay taxi) để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Theo các chuyên gia, uống rượu điều khiển phương tiện rất nguy hiểm, vì những lý do sau: Khi có uống rượu vào dù chưa say thật sự nhưng những phán đoán hầu như không còn được bình thường, nên người uống rượu vào chạy xe với tốc độ khá nhanh mà vẫn cứ thấy chậm; việc nhìn thấy các biển báo, tín hiệu hoặc quan sát trên đường không còn rõ ràng nên có khi xử lý không đúng và có thể gây ra tai nạn.
Có người uống bia, rượu vào, ở bộ phận tiểu não, nơi điều chỉnh chuẩn xác các vận động cơ thể động không còn bình thường nên khiến cơ thể đi lảo đảo, lái xe chạy không thẳng mà lệch trái, lệch phải và nhất là khi gặp sự cố thì không thể xử lý nhanh và chuẩn như lúc bình thường… và thế là TNGT xảy ra.
Văn hóa giao thông: Trong khi tham gia giao thông mỗi người đều phải ứng xử một cách có văn hóa, thể hiện tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau khi tham gia giao thông như: giúp đỡ người già, trẻ em, người tàn tật. Ôn hòa, bình tĩnh, hợp tác khi giải quyết các vụ va chạm, nhường nhịn nhau khi ách tắc đường và vận động mọi người cùng thực hiện, đấu tranh, lên án những người có hành vi thiếu văn hóa khi đi đường.
Để thực hiện nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông, mỗi người phải luôn cố gắng thực hiện “3 có, 4 không” (có hiểu biết đầy đủ pháp luật về giao thông; có ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông; có hành vi ứng xử văn hóa, hợp tác giúp đỡ những người khác khi tham gia giao thông.
Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vận hành phương tiện chưa đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang bảo vệ ATGT; không để thói hư tật xấu, thiếu văn hóa ứng xử với mọi người khi tham gia giao thông; không để xảy ra TNGT). Và có một điều đừng quên: “Hãy đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy”!
Bài, ảnh: HẠNH UYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin