Khí dầu mỏ hóa lỏng hay còn gọi là khí gas, là nguồn nhiên liệu phổ biến phục vụ đời sống của con người chúng ta hiện nay, bên cạnh những tiện lợi dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, giá thành không cao,…
Khí dầu mỏ hóa lỏng hay còn gọi là khí gas, là nguồn nhiên liệu phổ biến phục vụ đời sống của con người chúng ta hiện nay, bên cạnh những tiện lợi dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, giá thành không cao,… đối với đời sống con người thì nó vô cùng nguy hiểm về cháy, nổ nếu thiếu hiểu biết về khí gas.
Khí gas là khí không màu, không mùi, không vị, tuy nhiên để phát hiện khí gas khi rò rỉ ra môi trường bên ngoài, nhà sản xuất pha thêm chất tạo mùi. Gas là một trong những chất cháy có mức độ nguy hiểm cháy, nổ cao nhất.
Gas được nén vào bình thành thể lỏng, khi thoát ra ngoài chuyển thành thể khí nên rất khó bảo quản, kiểm soát; gas nặng hơn không khí từ 1,55- 2,07 lần nên khi thoát ra ngoài, gas bay là là trên mặt đất tích tụ ở những nơi kín gió, những chỗ trũng, những hang hốc của kho tàng, bếp núc… tạo thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ. Nhiệt độ ngọn lửa của gas khi bị cháy rất cao lên đến 1.9000C- 1.9500C.
Với nhiệt độ này, gas có thể đốt cháy và nun nóng chảy hầu hết tất cả các chất; vận tốc cháy lan của gas rất nhanh. Đặc biệt có thể gây nổ khi nó cháy ở trong môi trường kín.
ể tránh được những nguy cơ dẫn đến cháy, nổ liên quan tới gas cần lưu ý:
- Phải thường xuyên kiểm tra và vệ sinh dụng cụ (bếp, ống dẫn, van bình, van điều áp…) để kịp thời phát hiện và thay mới các tình trạng hư hỏng, nứt vỡ.
- Bình gas phải được đặt thẳng đứng, nơi thoáng khí và dễ thấy.
- Không đặt bếp gas trong phòng kín vì nếu có rò rỉ thì khí gas không thoát ra ngoài được.
- Tránh lắp đặt hệ thống sử dụng gas ở gần các nguồn lửa, nguồn nhiệt như: bếp than, bếp điện, cầu dao điện, bếp củi…
- Phải thường xuyên kiểm tra, tránh để bếp bị tắt lửa (gió lùa, trào nước…) mà gas vẫn thoát ra.
- Không sử dụng dao, kéo để chặt, cắt chế biến món ăn trên hoặc bên cạnh ống dẫn, bình gas, vì có thể gây đứt, rách đường ống dẫn làm cho khí gas thoát ra ngoài gây cháy.
- Chọn bình và các thiết bị sử dụng gas đúng quy cách: bếp phải bảo đảm chất lượng (van phải kín, không tắc, không rò rỉ khí gas…), van điều áp phải hoạt động tốt, ống dẫn phải là ống chuyên dùng cho gas chịu áp suất cao, các đầu mối ống dẫn vào thiết bị phải được siết chặt bằng vòng đai kẹp ống.
- Khi đun nấu và tắt bếp, phải tuân theo quy trình: mở van chính ở bình gas, mở đánh lửa, trước khi tắt bếp phải đóng van của bình để phần khí trong dây dẫn được đốt cháy hoàn toàn sau đó mới tắt phần đánh lửa của bếp.
- Cấm dùng lửa kiểm tra để phát hiện rò rỉ khí gas. Có thể kiểm tra nơi nghi ngờ rò rỉ bằng nước xà phòng.
- Trong bếp, nên đặt bảng “Kiểm tra tắt hoàn toàn hệ thống sử dụng gas trước khi ra khỏi bếp” ở chỗ dễ thấy nhất.
- Tại bếp nấu, gia đình cần được trang bị bình bột chữa cháy loại 8kg hoặc bình khí CO2 loại 5kg. Không nên đặt bàn thờ cúng trên hoặc gần khu vực để bình gas, bếp gas.
- Chỉ sử dụng các thiết bị và bình gas có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm định an toàn của cơ quan chức năng.
- Khu vực hệ thống gas phải được lắp đặt hệ thống báo rò rỉ gas.
Trong quá trình sử dụng gas phải thường xuyên kiểm tra độ kín. Nếu phát hiện có rò rỉ gas phải thực hiện các thao tác sau:
- Tắt ngay bếp và các nguồn lửa khác xung quanh khu vực đặt bình. Chú ý không đóng hoặc ngắt các công tắc, thiết bị điện để tránh phát sinh tia lửa.
- Đóng ngay van bình gas.
- Thông gió để phát tán làm giảm nồng độ hơi gas, có thể bằng việc mở các cửa, thông gió nhân tạo an toàn.
- Tìm chỗ rò rỉ bằng cách quét nước xà phòng (cấm dùng ngọn lửa).
- Bịt chặt chỗ rò, có thể bằng cách trát xà phòng vào chỗ rò rỉ sau đó quấn băng keo hoặc dùng dây cao su buộc chặt lại.
- Nếu không khắc phục được rò rỉ cần mang ngay bình ra nơi trống an toàn, thoáng gió xa cống rãnh, xa nguồn lửa và khu dân cư.
- Cảnh giới cấm lửa tại khu vực bình rò rỉ, thông báo cho các cửa hàng, đại lý hoặc các cơ quan phòng cháy chữa cháy biết để có biện pháp xử lý.
PHÒNG CS. PCCC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin