Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ về bổ sung Nghị định số 171/2013/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Nghị định số 107 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 sẽ tăng mức phạt đối với hành vi chở quá tải và hành vi xếp hàng hóa quá tải lên xe.
Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ về bổ sung Nghị định số 171/2013/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Nghị định số 107 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 sẽ tăng mức phạt đối với hành vi chở quá tải và hành vi xếp hàng hóa quá tải lên xe.
- Cụ thể, tăng nặng mức phạt lũy tiến tỷ lệ tương ứng với mức vi phạm vượt trọng tải cho phép:
Xử phạt 12- 14 triệu đồng đối với cá nhân và 24- 28 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe để vi phạm trọng tải phương tiện vượt trên 40% đến 60% quy định;
Xử phạt 14- 16 triệu đồng đối với cá nhân và 28- 32 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe để vi phạm trọng tải phương tiện vượt trên 60% đến 100% (vượt tải trọng cầu đường trên 50% đến 100%) quy định;
Xử phạt 16-18 triệu đồng đối với cá nhân và 32- 36 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe để vi phạm trọng tải phương tiện vượt trên 100% (vượt tải trọng cầu đường trên 100%) quy định. Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định phạt 4 triệu đồng đối với cá nhân và 8 triệu đồng đối với tổ chức về hành vi vi phạm này.
- Tăng nặng mức xử phạt đối với hành vi xếp hàng hóa lên xe:
Phạt tiền từ 1.000.000- 2.000.000đ đối với cá nhân, từ 2.000.000- 4.000.000đ đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện: Xếp hàng hóa lên mỗi ôtô vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 40%. Nghị định 171 chỉ quy định mức xử phạt chung từ 500.000- 1.000.000đ đối với cá nhân, từ 1.000.000- 2.000.000đ đối với tổ chức.
- Giảm thời gian tước giấy phép lái xe (giảm áp lực đối với người lái xe khi vi phạm quy định ở mức độ chưa đến mức nghiêm trọng để có cơ hội sửa sai và bảo đảm quyền lợi cho người lao động):
Không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với hành vi chở vượt quá trọng tải cho phép từ trên 10% đến 40% đối với xe tải nhỏ hơn 5 tấn và trên 10% đến 30% đối với xe tải từ 5 tấn trở lên. Nghị định số 171/2013/NĐ-CP đang quy định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng đối với hành vi này.
Đối với hành vi vi phạm chở quá tải từ trên 40% đến 60%, sửa đổi giảm tước giấy phép lái xe từ 2 tháng xuống còn 1 tháng.
- Đối với hành vi cố tình vi phạm chở hàng vượt quá trọng tải phương tiện ở mức nghiêm trọng, Nghị định 107 đã bổ sung mức xử phạt tăng nặng đối với người lái xe vi phạm, nhưng giảm thời gian tước giấy phép lái xe, cụ thể:
Phạt tiền từ 7.000.000- 8.000.000đ đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên 100% (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 3 tháng.
- Buộc phải điều chỉnh thùng xe nếu tái phạm chở quá tải trọng cho phép:
Nếu tái phạm đối với cùng một phương tiện mà phương tiện đó có thùng xe không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông. Nội dung này được đưa vào Nghị định 107 để bảo đảm ngăn chặn hành vi cố tình vi phạm chở quá trọng tải, quy định này cũng tạo thuận lợi để chủ các phương tiện đang lưu hành hiện có thùng xe không đúng quy định hiện hành vẫn được hoạt động nếu chở đúng trọng tải quy định.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin