
Bà Trương Phương Thảo (ấp Chợ, xã Mỹ An- Mang Thít) được cha mẹ cho phần đất 14.430m2 và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng vào năm 2011. Trước đó, bà Thảo đã san lấp cái mương liền kề với các hộ xung quanh. Và từ đây đã xảy ra tranh chấp, vì bà Thảo cho rằng những hộ này đã xây dựng công trình, trồng cây lấn qua phần đất của bà.
Bà Trương Phương Thảo (ấp Chợ, xã Mỹ An- Mang Thít) được cha mẹ cho phần đất 14.430m2 và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng vào năm 2011. Trước đó, bà Thảo đã san lấp cái mương liền kề với các hộ xung quanh. Và từ đây đã xảy ra tranh chấp, vì bà Thảo cho rằng những hộ này đã xây dựng công trình, trồng cây lấn qua phần đất của bà.
Chuyện từ cái mương bị lấp
Theo đơn khởi kiện của bà Thảo, phần đất của bà được chia làm 4 thửa liền kề, có diện tích lần lượt là: 1.760m2, 2.570m2, 4.100m2 và 6.000m2, giáp ranh với đất của hộ ông Trần Kiệt, ông Ngô Văn Cánh, bà Đặng Thiếu Nhi, bà Trương Thị Bảy, ông Nguyễn Thành Thương và ông Nguyễn Hữu Thành.
Trong quá trình sử dụng, bà đã san lấp mặt bằng nên các mốc giới giữa các thửa đất bị vùi lấp hoặc không còn như hiện trạng ban đầu. Cho rằng các hộ xung quanh đã trồng cây, cắm cột mốc và xây dựng hàng rào lấn qua đất của mình nên bà Thảo đã khiếu nại chính quyền địa phương. Cấp xã hòa giải không thành, bà Thảo tiếp tục kiện ra tòa.
Theo lời trình bày của ông Trần Kiệt tại phiên tòa sơ thẩm thì ông là chủ sở hữu của thửa đất số 123A, diện tích 2.970m2. Phần giáp ranh với thửa đất của bà Thảo, ông có làm hàng rào bằng kẽm gai, trụ bê tông cốt thép từ trước nên việc bà Thảo cho rằng ông lấn ranh là không hợp lý.
Các hộ ông Nguyên Hữu Thành và Nguyễn Thành Thương cũng cho rằng, phần đất giáp ranh trước đó đã được trồng các loại cây lâu năm để làm mốc giới nên việc bà Thảo kiện họ lấn ranh là không đúng.
Tại bản án sơ thẩm, qua quá trình thu thập chứng cứ, HĐXX xác định: Diện tích thực tế 4 thửa đất của bà Thảo là 14.972,1m2, trong đó có 27,2m2 lấn sông Cổ Chiên.
Các đương sự cũng tự thỏa thuận yêu cầu tòa án giải quyết phần đất tranh chấp trước, vật kiến trúc sẽ giải quyết sau. HĐXX cho rằng, yêu cầu của bà Thảo là không có căn cứ chấp nhận vì lời trình bày của bà không được các bị đơn thừa nhận; lời khai của người làm chứng và các chứng cứ khác chưa đủ cơ sở xác minh; quá trình đo đạc, bà Thảo cũng không xác định được mốc giới.
Xét thấy, các thửa đất trên nằm liền kề nhau, các đương sự không xác định được mốc giới mới xảy ra tranh chấp. Do đó, HĐXX chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của bà Thảo, buộc ông Thành, ông Thương, bà Bảy, bà Nhi, ông Cánh, ông Kiệt trả lại cho bà Thảo 136,9m2 đất.
Không đồng ý với bản án sơ thẩm, những hộ trên đã kiện lên cấp phúc thẩm. HĐXX tòa phúc thẩm nhận định: Nguyên đơn và các bị đơn đều có yêu cầu xác định lại tài sản trên phần đất có tranh chấp và cũng không đồng ý với kết quả đo đạc của tòa sơ thẩm nên để đảm bảo quyền lợi của đương sự, HĐXX đã thống nhất hủy bản án sơ thẩm, chuyển cho tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại.
Nhùng nhằng ranh đất thật giả
Vụ án lắng xuống một thời gian, đến đầu năm 2014 thì tiếp tục xảy ra tranh chấp. Hộ ông Kiệt, ông Cánh và bà Bảy không đồng ý với kết luận của tòa án và phương án hòa giải của xã nên việc tiến hành dự án đo đạc nhằm hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai (VLAP) không thể thực hiện.
Ông Cánh cho rằng: Bà Thảo kiện ông đòi lại phần đất mà ông đang cất nhà bếp là không đúng. Đây là phần đất do ông sở hữu lâu nay, cột mốc cắm ranh vẫn còn, nhưng bà Thảo lại dùng một đoạn thép khác cắm lấn qua phần đất của ông nhằm xác định ranh giới là vi phạm.
“Hàng xóm với nhau nên tui cũng muốn giải quyết ổn thỏa trên tinh thần tình làng nghĩa xóm nhưng bà Thảo quyết thưa kiện nên tôi phải ra tòa giải quyết”- ông Cánh nói.
Về phần của bà Trần Thái Hồng- đại diện hợp pháp của ông Trần Kiệt thì từ ngày cơ quan chức năng đến đo đạc, chồng cũ của bà Thảo cũng đến theo dõi và ngăn cản cơ quan chức năng làm việc.
Theo người dân ở đây thì bà Thảo đã ly dị với chồng cũ và bà đang định cư ở nước ngoài, phần đất trên được giao cho gia đình quản lý. Tuy nhiên, gia đình của bà Thảo cũng không đồng ý với phương án đo đạc và mốc ranh giới nên Dự án VLAP cũng bị “chựng” lại.
Theo ông Huỳnh Ngọc Thắng- Chủ tịch UBND xã Mỹ An: Về phía địa phương đã và sẽ tiếp tục tổ chức hòa giải theo hướng có lợi nhất cho đôi bên và giữ được tình làng nghĩa xóm.
Bài, ảnh: TRUNG HƯNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin