Bùi Lưu Hải Bằng (SN 1980, Phường 8- TP Vĩnh Long) từng công tác trong ngành ngân hàng nên biết rõ thủ tục vay vốn. Khi có người đến nhờ vay vốn, Bằng hướng dẫn làm giả hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) sang tên mình rồi tìm cách đi chứng thực và sau đó mang thế chấp ngân hàng vay vốn sẽ dễ dàng hơn. Với thủ đoạn này, Bằng lập hồ sơ khống, thế chấp QSDĐ cho
Bùi Lưu Hải Bằng (SN 1980, Phường 8- TP Vĩnh Long) từng công tác trong ngành ngân hàng nên biết rõ thủ tục vay vốn.
Khi có người đến nhờ vay vốn, Bằng hướng dẫn làm giả hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) sang tên mình rồi tìm cách đi chứng thực và sau đó mang thế chấp ngân hàng vay vốn sẽ dễ dàng hơn. Với thủ đoạn này, Bằng lập hồ sơ khống, thế chấp QSDĐ cho ngân hàng vay 700 triệu đồng.
Ngày 12/8/2014, TAND tỉnh Vĩnh Long đưa vụ án ra xét xử đối với bị cáo Bằng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bằng phân trần hành vi của mình không có ý chiếm đoạt tài sản của ngân hàng mà chỉ giúp người vay có vốn xoay xở làm ăn. Nhưng sau đó, bị cáo không gom vốn lại được nên mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
Hành vi lừa đảo của Bằng khá đơn giản nhưng có lẽ nhờ sự quen biết, vị nể nên đã qua mặt công chứng và cả ngân hàng để chiếm đoạt số tiền lớn.
Vụ việc bắt đầu từ vợ chồng của anh Nguyễn Hoàng Hùng Vương và chị Nguyễn Thị Ánh Châu (phường Trung Mỹ Tây, Quận 12- TP Hồ Chí Minh) có nợ bà Lê Huỳnh Thị Mai (Phường 5- TP Vĩnh Long) 165 chỉ vàng 24K, quy ra tiền là 618 triệu đồng.
Để đảm bảo trả nợ, vợ chồng anh Vương giao cho bà Mai giấy chứng nhận QSDĐ (tọa lạc tại Phường 5) nên không còn tài sản thế chấp vay vốn.
Không có vốn kinh doanh, vợ chồng anh Vương nghe bạn bè “rỉ tai” rằng Bằng đang công tác ở ngành ngân hàng sẽ có cách vay được vốn.
Vậy là vợ chồng Vương tìm đến Bằng “cầu cứu”. Do trước đây, giấy chứng nhận QSDĐ của vợ chồng anh Vương đã bị ngân hàng từ chối thế chấp vay vốn nên Bằng bày ra cách làm hợp đồng giả, chuyển nhượng sang tên mình.
Sau đó, vợ chồng Vương bàn bạc với bà Mai mượn lại giấy chứng nhận QSDĐ đưa cho Bằng để vay vốn trả nợ và được bà Mai đồng ý.
Ngày 16/3/2011, bà Mai giao giấy chứng nhận QSDĐ cho Bằng và Bằng viết biên nhận với nội dung: Bằng có mượn giấy chứng nhận QSDĐ của anh Vương để vay vốn trả nợ cho bà Mai. Trường hợp bị thất lạc giấy chứng nhận QSDĐ, Bằng sẽ chịu trách nhiệm trả nợ cho bà Mai thay vợ chồng Vương…
Có giấy chứng nhận QSDĐ, Bằng cùng vợ chồng Vương đến phòng công chứng làm hợp đồng chuyển nhượng (hợp đồng khống) sang tên mình với giá 420 triệu đồng.
Ngay sau đó, Bằng và vợ chồng Vương có viết giấy thỏa thuận có nội dung: “Vương có chuyển nhượng QSDĐ cho Bằng để đứng tên vay vốn ngân hàng và khi đến hạn anh Vương thanh toán xong nợ ngân hàng, Bằng sẽ chuyển nhượng lại…”.
Đến ngày 24/3/2011, Bằng đến phòng công chứng yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ vì không đúng giá trị thực tế và Bằng cũng yêu cầu công chứng viên soạn sẵn một hợp đồng khác giá trị giấy chứng nhận QSDĐ của vợ chồng anh Vương nâng lên là 1 tỷ đồng.
Sau đó, Bằng mang hợp đồng về giả mạo chữ ký, dấu vân tay của anh Vương rồi đi chứng thực. Mặc dù vợ chồng anh Vương không có mặt, nhưng công chứng viên cũng chứng thực hợp đồng chuyển nhượng cho Bằng.
Sau đó, Bằng mang hợp đồng thế chấp cho Ngân hàng Nông nghiệp- PTNT chi nhánh tỉnh Vĩnh Long, Phòng giao dịch Nguyễn Huệ (Phường 2) vay 700 triệu đồng. Tuy hợp đồng là bản photo nhưng có công chứng nên ngân hàng tin tưởng, chủ quan chấp nhận giải ngân.
Tại phiên tòa, HĐXX phân tích sự sai sót của phòng công chứng vì vị nể bạn bè đã chứng thực chuyển nhượng QSDĐ để tạo điều kiện cho bị cáo Bằng phạm tội.
Giám đốc, nhân viên thẩm định của ngân hàng thuộc Phòng giao dịch Nguyễn Huệ cũng thiếu kiểm tra, thẩm định hồ sơ, tài sản đảm bảo tiền vay dẫn đến hậu quả là Bằng chiếm đoạt tiền. Tuy nhiên, do họ không có tính vụ lợi nên chỉ đề nghị lãnh đạo ngân hàng kiểm điểm, xử lý trách nhiệm.
Tòa tuyên phạt bị cáo Bùi Lưu Hải Bằng 7 năm tù tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (ảnh). Bị cáo Bằng còn cùng với vợ chồng anh Vương, phòng công chứng phải có trách nhiệm liên đới trả số tiền gốc, lãi cho ngân hàng.
Số tiền 700 triệu đồng vay của ngân hàng, Bằng đưa cho bà Mai 100 triệu đồng, chị Ánh Châu (vợ Vương) 300 triệu đồng, cho bạn mượn 70 triệu đồng, trả tiền gốc, lãi hàng tháng cho ngân hàng và tiêu xài cá nhân. Tuy nhiên, tại tòa chị Ánh Châu không thừa nhận Bằng đưa 300 triệu đồng.
Tính đến ngày 29/7/2013, Bằng còn nợ ngân hàng tiền gốc, lãi hơn 670 triệu đồng. Tại tòa, bà Lưu Thị Thu Cúc- mẹ của Bằng cho biết: khắc phục được 200 triệu đồng và hiện tại gia đình không còn khả năng trả tiền cho ngân hàng.
|
Bài, ảnh: HOÀI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin