Ông Nguyễn Văn Danh và bà Nguyễn Thị Bảy ở cái tuổi an hưởng cuộc sống về già. Tuy nhiên, vì bức xúc đứa con chiếm đoạt đất nên ông bà “ôm đơn” đi kiện suốt gần 8 năm trời. Vụ kiện lòng vòng qua nhiều cấp xét xử, đến khi ông Danh chết, bà Bảy mới sở hữu lại được phần đất, song tình mẫu tử thì...
Ông Nguyễn Văn Danh và bà Nguyễn Thị Bảy ở cái tuổi an hưởng cuộc sống về già. Tuy nhiên, vì bức xúc đứa con chiếm đoạt đất nên ông bà “ôm đơn” đi kiện suốt gần 8 năm trời. Vụ kiện lòng vòng qua nhiều cấp xét xử, đến khi ông Danh chết, bà Bảy mới sở hữu lại được phần đất, song tình mẫu tử thì...
Theo đơn khởi kiện: Ông bà Bảy có phần đất 6.352m2 tọa lạc tại ấp An Phước (xã Tân An Thạnh- Bình Tân). Đất này do ông bà nhận chuyển nhượng của người em vợ là Bùi Văn Hà vào năm 1982 (không nhớ số tiền chuyển nhượng), sau đó cho lại con trai (con riêng bà Bảy) là anh Bùi Văn Giang 2.573m2, phần còn lại để cho đứa con gái út là Bùi Thị Sâm canh tác và phụng dưỡng ông bà.
Sau này, ông bà về tỉnh Tiền Giang sinh sống thì anh Giang tự ý kê khai, đứng tên chủ quyền luôn phần đất 3.779 m2, từ đó 2 mẹ con xảy ra tranh chấp.
Ông bà yêu cầu anh Giang phải trả lại phần đất này để canh tác sinh sống. Bước đầu anh Giang đồng ý nhưng ông bà phải cho mượn 10 chỉ vàng 24K để có vốn làm ăn sinh sống. Ông bà cũng chấp nhận cho mượn vàng, nhưng anh Giang không trả lại đất. Bức xúc đứa con ngang ngược nên ông bà khởi kiện đòi lại đất. Vụ tranh chấp khá phức tạp kéo dài thời gian qua nhiều cấp xét xử vẫn giải quyết chưa xong.
Tại bản án sơ thẩm số 183/2010/DSST ngày 28/10/2010, TAND huyện Bình Tân công nhận phần đất 3.779 m2 cho ông Danh, bà Bảy và bị đơn Giang phải trả lại cho cha mẹ 10 chỉ vàng 24K.
Không chấp nhận, Giang kháng cáo xét xử phúc thẩm. Anh Giang cho rằng từ nhỏ anh sống với người cậu (Bùi Văn Hà- em của bà Bảy) và lúc này anh nghèo nên cậu thương cho 2 con trâu nuôi. Sau này, anh Giang đổi 2 con trâu lấy 6.352m2 của người cậu, thời điểm đó vào khoảng năm 1982- 1983. Từ đó, anh canh tác nuôi gia đình. Anh đăng ký quyền sử dụng đất phần đất trên là hợp pháp nên không đồng ý trả lại đất.
Tại bản án phúc thẩm số 99/2010/DSPT thì ngược lại, TAND tỉnh Vĩnh Long công nhận phần đất trên cho anh Giang và Giang phải có trách nhiệm trả cho cha mẹ 10 chỉ vàng 24K. Khi bản án phúc thẩm có hiệu lực anh Giang trả cho ông Danh, bà Bảy 10 chỉ vàng. Lần này ông Danh, bà Bảy không đồng ý bản án của tòa phúc thẩm nên khiếu kiện lên xét xử cấp
giám đốc thẩm. Qua xem xét chứng cứ của 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm thấy còn nhiều vấn đề chưa chính xác, TAND Tối cao ra quyết định hủy 2 bản án trên trả hồ sơ về cho TAND huyện Bình Tân xét xử lại.
Trong lần xét xử sơ thẩm lại, nguyên đơn là bà Bảy (ông Danh chết) vẫn giữ nguyên yêu cầu anh Giang trả lại phần đất đã chiếm đoạt. Trong lần xét xử này, ông Hà thừa nhận đã bán phần đất trên cho chị ruột (bà Bảy) lấy tiền trị bệnh chứ không phải đổi 2 con trâu như anh Giang khai nhận.
Bản án số 26/2014 DS - ST ngày 11/7/2014 của TAND huyện Bình Tân lần này vẫn xác nhận phần đất tranh chấp trên là do nguyên đơn bà Bảy mua của ông Hà. Anh Giang cho rằng phần đất trên là đổi 2 con trâu là không có cơ sở. Tòa quyết định chấp nhận phần diện tích 3.779m2 thuộc quyền sở hữu của bà Bảy và những người thừa kế (các con, trừ anh Giang có cho đất trước đó).
Sau phiên tòa xét xử, anh Giang vẫn tỏ ra không đồng tình với bản án sơ thẩm của TAND huyện Bình Tân. Anh Giang tiếp tục kháng nghị lên xét xử phúc thẩm. Sau này, dù ai thắng kiện thì cũng để lại đôi bên những ray dứt trong lòng. Đất đai là tài sản quan trọng, nhưng sao lại vì nó mà đánh mất đi tình thâm ruột thịt?
HOÀI NAM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin