Vợ chồng đứa em trai xuất tiền ra xây dựng căn nhà trên phần đất của mẹ và cùng các thành viên trong gia đình sinh sống vui vẻ, hòa thuận. Đáng tiếc, tình yêu thương của các thành viên trong gia đình chưa giữ được bao lâu thì xảy ra “nội chiến”. Đứa em trai mưu mô, giả mạo chữ ký các chị em, làm hợp đồng tặng cho để sở hữu phần đất của mẹ.
Vợ chồng đứa em trai xuất tiền ra xây dựng căn nhà trên phần đất của mẹ và cùng các thành viên trong gia đình sinh sống vui vẻ, hòa thuận. Đáng tiếc, tình yêu thương của các thành viên trong gia đình chưa giữ được bao lâu thì xảy ra “nội chiến”. Đứa em trai mưu mô, giả mạo chữ ký các chị em, làm hợp đồng tặng cho để sở hữu phần đất của mẹ.
Chị H., anh U. là 2 chị em ruột. Họ cùng với mẹ và 2 người chị sống chung một nhà tại Phường 4 (TP Vĩnh Long). Tuy cuộc sống không giàu có lắm nhưng mọi người rất hòa thuận, thương yêu đùm bọc nhau. Cho đến khi biết U. giả mạo chữ ký các thành viên gia đình để sở hữu phần đất 107m2 của mẹ thì mới xảy ra “nội chiến”. Vụ việc có thể hòa giải nội bộ gia đình trên tinh thần tình thâm ruột thịt. Tuy nhiên, sự việc khiến họ cảm thấy thiếu tin tưởng lẫn nhau, bất hòa kéo dài, phải nhờ đến chính quyền địa phương giải quyết.
Chị H. bức xúc: Gia đình có 5 thành viên là chị em ruột và mẹ già đã ngoài 90 tuổi sống trong căn nhà cấp 4, được các chị em đóng góp xây dựng trên phần đất 107m2. Sau khi cha qua đời, phần đất này do mẹ ruột là bà T. đứng tên sở hữu.
Đến năm 2010, đứa em trai U. giả mạo chữ ký các thành viên trong gia đình để thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (QSDĐ) của mẹ đứng tên. Vụ việc được chính quyền địa phương giải quyết nhiều lần nhưng không thành. Chị H. khởi kiện ra tòa yêu cầu vô hiệu hợp đồng tặng cho QSDĐ giữa U. và mẹ ruột là bà T. Chị H. cùng các thành viên trong gia đình (trừ U.) còn yêu cầu tòa chia tài sản (căn nhà, 107m2 đất) thành 4 phần cho các chị em trong nhà.
Anh U. cũng thừa nhận có giả mạo chữ ký mẹ và chị em trong gia đình trong hợp đồng tặng cho QSDĐ và được UBND TP Vĩnh Long cấp giấy QSDĐ. Tuy nhiên anh U. khẳng định căn nhà do vợ chồng anh xuất tiền (khoảng 70 triệu đồng) xây dựng trên phần đất của mẹ ruột, được các thành viên trong gia đình đồng ý.
Chỉ tranh chấp hơn 107m2 đất mà chị em “gà nhà một mẹ phải bôi mặt đá nhau” khiến nhiều người xót lòng. Gia đình chia ra 2 phe: một bên là chị em, mẹ ruột và một bên là đứa con trai duy nhất trong gia đình và không ai nhường nhịn nhau.
Họ đã quên năm tháng sống chung một mái nhà, tình thâm ruột thịt thương yêu lẫn nhau giờ trở mặt như người dưng kẻ lạ. Bà T. (mẹ của U. và H.) lớn tuổi thấy con (U.) đưa giấy ký tên, nhưng không biết đó là hợp đồng tặng cho QSDĐ. Giờ thấy các con tranh nhau phần tài sản của ông bà để lại, bà cũng cảm thấy xót lòng.
Tại phiên tòa, chị H. rút lại yêu cầu không chia tài sản mà chỉ vô hiệu hợp đồng tặng cho giữa mẹ và đứa em trai U. Tòa giải thích cho các đương sự việc bà T. ký tặng cho QSDĐ cho U. mà chưa có sự đồng ý hay ủy quyền của các thành viên trong gia đình là không đúng quy định.
Mặt khác đương sự U. giả mạo chữ ký giấy ủy quyền của các chị em để làm thủ tục sang tên phần đất, vì vậy hợp đồng trên vi phạm điểm b, c, khoản 1, Điều 122 Bộ luật Dân sự. Từ những tài liệu, chứng cứ tòa quyết định hợp đồng tặng cho QSDĐ giữa bà T. và U. là vô hiệu.
Vụ việc đã làm sáng tỏ, bởi một chút lòng tham mà đánh mất đi tình thâm ruột thịt và một điều chắc chắn họ sẽ không còn sống hòa thuận trong gia đình vốn vui vẻ, thương yêu lẫn nhau. Nhiều người cảm thấy tiếc cho gia đình bà T. chỉ vì 107m2 đất mà chị em đấu đá nhau và phải chi 2 bên bình tĩnh giải quyết vấn đề trên tình nghĩa ruột rà thì có lẽ mọi chuyện đã tốt hơn.
HOÀI NAM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin