Xe chở hàng vượt tải trọng bị xử lý thế nào?

12:04, 09/04/2014

Luật Giao thông đường bộ Việt Nam năm 2008 quy định nghiêm cấm người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường chở quá tải trọng cho phép. Đồng thời, quy định về việc xử phạt hành chính đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả xe bánh xích, ôtô chở hành khách) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường.

Luật Giao thông đường bộ Việt Nam năm 2008 quy định nghiêm cấm người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường chở quá tải trọng cho phép. Đồng thời, quy định về việc xử phạt hành chính đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả xe bánh xích, ôtô chở hành khách) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường.

Cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông xử lý xe quá tải.

Điều 33 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe bánh xích; xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ôtô chở hành khách):

1. Phạt tiền từ 1.000.000- 2.000.000đ đối với hành vi không thực hiện đúng quy định trong giấy phép
lưu hành.

2. Phạt tiền từ 2.000.000- 3.000.000đ đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường từ 10- 20%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 1 tháng.

3. Phạt tiền từ 3.000.000- 5.000.000đ đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ;

b) Điều khiển xe có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe nếu có) vượt quá quy định trong giấy phép lưu hành;

c) Điều khiển xe mà tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20- 50%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;

d) Chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường ghi trong giấy phép lưu hành;

đ) Điều khiển xe bánh xích tham gia giao thông không có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng theo quy định hoặc lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo quy định;

e) Điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 2 tháng.

4. Phạt tiền từ 5.000.000- 7.000.000đ đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 2 tháng.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định chở quá tải còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: buộc phải hạ tải ngay phần quá tải, dỡ phần quá khổ; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

HÙNG HẬU

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh