Kể từ ngày 18/11, Nghị định 115/2013/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị giam giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, người dân, doanh nghiệp (DN) có thể tự bảo quản phương tiện hoặc đặt tiền để bảo lãnh cho phương tiện vi phạm giao thông với mức phải tạm giữ xe.
Kể từ ngày 18/11, Nghị định 115/2013/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị giam giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, người dân, doanh nghiệp (DN) có thể tự bảo quản phương tiện hoặc đặt tiền để bảo lãnh cho phương tiện vi phạm giao thông với mức phải tạm giữ xe.
Theo quy định của Nghị định 115, phương tiện giao thông vi phạm hành chính được giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Cụ thể, phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh có thể được tự giữ, bảo quản phương tiện vi phạm.
Để được tự bảo quản phương tiện trong quá trình xử lý, tổ chức, cá nhân vi phạm phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị về nơi công tác; nếu tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng được UBND xã- phường- thị trấn xác nhận; có nơi giữ, bảo quản phương tiện. Khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải lập biên bản.
Biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, nơi giữ, bảo quản, tình trạng của phương tiện và phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền tạm giữ. Biên bản được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.
Phương tiện vi phạm trong thời gian được giao cho tổ chức, cá nhân giữ, bảo quản sẽ không được phép lưu hành, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện sẽ bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đã đặt tiền bảo lãnh).
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì số tiền đặt bảo lãnh được chuyển thành số tiền xử phạt; trường hợp số tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt thì phần còn lại của số tiền đặt bảo lãnh sau khi trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh.
H.U (theo GTVT)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin