Hiện nay, tệ nạn xã hội diễn ra rất phức tạp, chúng luôn luôn chủ động tìm mọi cách và thủ đoạn tinh vi để trộm cắp, lừa đảo, cướp giật... Khi ra tay chúng không có khái niệm phân biệt là người khá giả hay người nghèo khổ, miễn sao lợi dụng được sự chủ quan, mất cảnh giác của đối tượng là chúng ra tay thực hiện hành vi lừa đảo ngay.
Hiện nay, tệ nạn xã hội diễn ra rất phức tạp, chúng luôn luôn chủ động tìm mọi cách và thủ đoạn tinh vi để trộm cắp, lừa đảo, cướp giật... Khi ra tay chúng không có khái niệm phân biệt là người khá giả hay người nghèo khổ, miễn sao lợi dụng được sự chủ quan, mất cảnh giác của đối tượng là chúng ra tay thực hiện hành vi lừa đảo ngay.
Tuần qua, tôi đi đám giỗ nhà người quen ở xã Trung Hiếu. Tôi có dịp ngồi gần chú Hai làm nghề nhận đất bùn và đào ao cá. Tôi hỏi chú tình hình làm ăn và công việc thì chú trả lời cũng thường xuyên nhưng tôi lại thấy hơi buồn buồn vì những câu hỏi vô tình của mình.
Có người để thố lộ nỗi lòng, chú kể liền một mạch câu chuyện mấy ngày trước chú bị lừa mất 700.000đ mà chủ đã đổ mồ hôi, vất vả mới có được.
Chú Hai kể: Chú và mấy anh em bạn trong xóm nhận đào tay một cái ao nuôi cá. Sau mấy ngày đào cực lực, công việc đã hoàn thành. Đến ngày nhận tiền, chú chia cho các anh em, chú còn được 1.000.000đ. Trên đường về, chú Hai và mấy người làm chung ghé vào một quán nước bình dân để uống cà phê. Quán đông khách ra vào với nhiều thành phần khác nhau.
Trong lúc uống cà phê, chú Hai vui miệng nói với các anh em bạn làm chung là chiều nay chú sẽ đưa tiền thím Hai mua một chiếc xe đạp cho thằng Tí đi học. Uống nước xong mạnh ai nấy về, chú Hai cũng đạp xe cót két ra về. Đi được một đoạn, chú thấy có chiếc xe gắn máy áp sát xe chú và chào hỏi. Chú dừng xe. Trên xe bước xuống là người thanh niên xưng là Minh.
Minh xởi lởi: “Con là Minh nè. Nãy giờ con tìm chú Hai quá trời. Con có xuống nhà chú Hai nhưng không gặp, chỉ gặp thím Hai và con trai của chú. Con đi lấy hàng rau về bỏ mối cho những người bán rau lẻ ở chợ chiều Trung Hiếu. Vì con quên đem tiền theo để lấy hàng nên ghé mượn đỡ thím Hai 700.000đ. Khi rau giao đến những người bán lẻ, con sẽ trả lại tiền cho thím Hai. Thím Hai chỉ con đi gặp chú Hai để lấy tiền vì thím Hai nói hôm nay chú nhận tiền công đào ao cá”.
Chú Hai thì lớn tuổi tính tình vốn thiệt nông dân nên nghe tên Minh nói chính xác sự việc và hợp lý nên không lưỡng lự đưa tiền ngay. Khi về tới nhà chú Hai hỏi và kể lại sự việc mới diễn ra cho thím Hai nghe thì thím Hai chưng hửng và nói: “Đâu có tên Minh nào xuống mượn tiền tôi đâu”. Nghe đến đây, chú Hai giật mình và thẫn thờ vì biết mình đã bị lừa.
Qua đây cho ta thấy, những tên lừa gạt này thám thính và cập nhật tình hình rất nhạy bén, nên chúng ta không nên chủ quan tiết lộ hay vô tình nói một sự việc gì ra bên ngoài hoặc giữa đám đông người. Tuy cách thức lừa đảo rất đơn giản nhưng đối với những người ở vùng nông thôn hẻo lánh thì thủ đoạn này là hoàn toàn mới mẻ, lợi dụng bà con chân chất hay giúp người để thực hiện hành vi lừa đảo.
CƯƠNG QUYỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin