Từ ngày 15/4/2013, Thông tư 11/2013/TT-BCA (TT11) Bộ Công an- quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định quy định xử phạt vi phạm (VP) trong lĩnh vực giao thông (GT) đường bộ - bắt đầu có hiệu lực thi hành. Sau đây là những vấn đề cần chú ý:
Từ ngày 15/4/2013, Thông tư 11/2013/TT-BCA (TT11) Bộ Công an- quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định quy định xử phạt vi phạm (VP) trong lĩnh vực giao thông (GT) đường bộ - bắt đầu có hiệu lực thi hành. Sau đây là những vấn đề cần chú ý:
1. Về xử phạt hành vi không mang theo giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe (GPLX)... TT11 quy định (tại điều 6), nếu tại thời điểm kiểm soát, lái xe không xuất trình được mà trình bày là có nhưng không mang theo thì người thi hành công vụ (THCV) lập biên bản về hành vi không có giấy tờ, tạm giữ xe theo quy định.
Trong thời hạn hẹn giải quyết (dưới đây viết gọn là thời hạn hẹn), mà người VP xuất trình được các giấy tờ, thì chỉ bị phạt về hành vi không mang theo giấy tờ; nếu hết thời hạn hẹn, mới xuất trình được giấy tờ, thì phải chấp hành quyết định xử phạt về hành vi không có giấy tờ.
2. Về tạm giữ giấy tờ, TT11 quy định (tại Điều 12), trường hợp chỉ phạt tiền, người THCV tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: GPLX, giấy đăng ký xe... Nếu ngoài phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GT đường bộ thì phải tạm giữ các giấy tờ đó, không có giấy tờ đó thì phải tạm giữ xe VP.
Trường hợp đã bị lập biên bản VP và tạm giữ một loại hoặc tạm giữ hết các giấy tờ, nếu quá thời hạn hẹn mà người VP chưa đến giải quyết VP, vẫn tiếp tục điều khiển xe tham gia GT, thì bị xử phạt như không có giấy tờ, nếu có VP mới thì bị lập biên bản về hành vi không có giấy tờ và hành vi VP mới, bị tạm giữ một trong các loại giấy tờ còn lại hoặc tạm giữ xe (nếu hành vi quy định phải tạm giữ xe hoặc không còn loại giấy tờ nào để tạm giữ) và xử lý VP.
Trường hợp đang trong thời gian hẹn và đã bị tạm giữ hết các giấy tờ mà lái xe lại tiếp tục VP mới thì bị lập biên bản về VP mới, tạm giữ xe.
3. Về tước quyền sử dụng GPLX (Điều 8): quyết định phải ghi rõ thời hạn tước (tính từ khi tạm giữ); nếu người VP có GPLX hạng thấp hơn so với loại xe đang điều khiển, thì vẫn bị tước quyền sử dụng GPLX đó, đồng thời bổ sung xử phạt về hành vi có GPLX nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển; một người cùng lúc thực hiện nhiều VP đều có quy định bị tước quyền sử dụng GPLX, thì lấy thời hạn tước quyền sử dụng đối với VP có thời hạn bị tước dài nhất.
4. Về tạm giữ xe, TT11 quy định (tại Điều 13) khi phát hiện hành vi VP phải tạm giữ xe thì người THCV lập biên bản VP, ra quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ xe; khi quyết định tạm giữ xe, phải thông báo cho người VP và những người có mặt tại đó biết.
5. Cuối cùng là, TT11 quy định (tại Điều 9) người THCV không được dừng xe đang lưu thông trên đường để kiểm soát, xử lý hành vi không chuyển quyền sở hữu xe. Tuy nhiên, thông qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn GT; qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; các trường hợp xe VP bị tạm giữ và qua điều tra các vụ án hình sự, nếu phát hiện việc không làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe, thì người THCV phải xác minh, xác định rõ VP và xử phạt trường hợp quá thời gian 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe.
NT (nguồn CATP)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin