Theo Thông tư 08/2013/TT-BYT được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ký ban hành ngày 13/3, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, nước khoáng thiên nhiên, nước đóng chai, phụ gia thực phẩm… phải được cơ quan chức năng chứng nhận nội dung quảng cáo mới được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo Thông tư 08/2013/TT-BYT được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ký ban hành ngày 13/3, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, nước khoáng thiên nhiên, nước đóng chai, phụ gia thực phẩm… phải được cơ quan chức năng chứng nhận nội dung quảng cáo mới được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo nội dung Thông tư 08 được website Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (VFA) đăng tải, phải có giấy xác nhận nội dung quảng cáo của các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng do VFA cấp. Doanh nghiệp thực hiện quảng cáo phải gửi kèm nội dung của market hoặc video, kịch bản có chứng nhận của tác giả… cùng một số loại giấy tờ khác để được chứng nhận.
Bên cạnh đó, cũng theo thông tư này, các sản phẩm thực phẩm chức năng khi quảng cáo phải có dòng chữ hoặc lời đọc “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Đối với các sản phẩm nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh, quy trình cũng tương tự và được các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tại các địa phương chứng nhận.
Ngược lại, từ phía cơ quan chức năng, Bộ Y tế quy định trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định. Nếu không xác nhận thì phải có văn bản trả lời, giải thích lý do.
Bộ Y tế trong thông tư kể trên cũng quy định cấm các hành vi trong quảng cáo, gồm quảng cáo thực phẩm khi chưa có giấy xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp; quảng cáo thực phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng; quảng cáo thực phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; quảng cáo thực phẩm không phù hợp với nội dung đã công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm hoặc quảng cáo quá tác dụng của thực phẩm...
Đặc biệt, doanh nghiệp không được quảng cáo dưới hình thức bằng các bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân...
N.T (nguồn baodatviet)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin