Các địa phương khu vực ĐBSCL nỗ lực ứng phó hạn, mặn xâm nhập

04:03, 08/03/2024

Diễn biến mặn xâm nhập vào mùa khô 2024 tại ĐBSCL đang bước vào cao điểm. Trong tháng 2 và tháng 3 này, độ mặn cao đã xâm nhập mạnh và sâu khiến việc sản xuất, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng do khan hiếm nước ngọt. 

Diễn biến mặn xâm nhập vào mùa khô 2024 tại ĐBSCL đang bước vào cao điểm. Trong tháng 2 và tháng 3 này, độ mặn cao đã xâm nhập mạnh và sâu khiến việc sản xuất, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng do khan hiếm nước ngọt. Ngành chức năng các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp từ công trình đến phi công trình để ứng phó, bảo đảm sản xuất, sinh hoạt cho người dân.

Tại Sóc Trăng, nhiều diện tích sản xuất lúa vụ Đông Xuân muộn (vụ 3) ở các địa phương ven biển và cập sông Hậu đang có nguy cơ thiếu nước nếu hạn, mặn xâm nhập tiếp tục kéo dài (Ảnh: Thạch Hồng)
Tại Sóc Trăng, nhiều diện tích sản xuất lúa vụ Đông Xuân muộn (vụ 3) ở các địa phương ven biển và cập sông Hậu đang có nguy cơ thiếu nước nếu hạn, mặn xâm nhập tiếp tục kéo dài (Ảnh: Thạch Hồng)

 

Theo Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Sóc Trăng, trong tháng 2 vừa qua, độ mặn cao nhất ngày tại khu vực của sông Hậu và trên sông Mỹ Thanh ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Độ mặn cao nhất tại các điểm đo Trên sông Hậu tại Trần Đề là 22,4%o, tại Long Phú là 18,4%o, tại Đại Ngãi là 7,7%o, tại Rạch Mọp là 4,6%o. Dự báo trong tháng 3 này, tình hình mặn tiếp tục xâm nhập mạnh và sâu vào trong các kênh rạch của địa phương. (Ảnh: Thạch Hồng)
Theo Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Sóc Trăng, trong tháng 2 vừa qua, độ mặn cao nhất ngày tại khu vực của sông Hậu và trên sông Mỹ Thanh ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Độ mặn cao nhất tại các điểm đo Trên sông Hậu tại Trần Đề là 22,4%o, tại Long Phú là 18,4%o, tại Đại Ngãi là 7,7%o, tại Rạch Mọp là 4,6%o. Dự báo trong tháng 3 này, tình hình mặn tiếp tục xâm nhập mạnh và sâu vào trong các kênh rạch của địa phương. (Ảnh: Thạch Hồng)

 

Trước diễn biến này, các cống ngăn mặn đã được đóng kín để tránh nước có độ mặn cao xâm nhập vào nội đồng. (Ảnh: Thạch Hồng)
Trước diễn biến này, các cống ngăn mặn đã được đóng kín để tránh nước có độ mặn cao xâm nhập vào nội đồng. (Ảnh: Thạch Hồng)

 

Ngành chức năng bố trí cán bộ trực 24/24 để đo độ mặn nước, khi có nước ngọt tiến hành mở cống để lấy nước phục vụ sản xuất. (Ảnh: Thạch Hồng)
Ngành chức năng bố trí cán bộ trực 24/24 để đo độ mặn nước, khi có nước ngọt tiến hành mở cống để lấy nước phục vụ sản xuất. (Ảnh: Thạch Hồng)

 

Ngoài ra khuyến cáo người dân thực hiện trữ nước và áp dụng hệ thống tưới tiêu tiết kiệm. (Ảnh: Thạch Hồng)
Ngoài ra khuyến cáo người dân thực hiện trữ nước và áp dụng hệ thống tưới tiêu tiết kiệm. (Ảnh: Thạch Hồng)

 

Mô hình trồng dưa leo đang cho thu hoạch giữa mùa khô hạn của gia đình anh Nguyễn Tiền Khanh, ở ấp Cái Xe, xã Tân Thạnh, huyện Long Phú. Anh Khanh cho biết, anh đã tích trữ nước ngọt từ sớm, đảm bảo đủ tưới tiêu cho cây màu trong mùa khô. (Ảnh: Thạch Hồng)
Mô hình trồng dưa leo đang cho thu hoạch giữa mùa khô hạn của gia đình anh Nguyễn Tiền Khanh, ở ấp Cái Xe, xã Tân Thạnh, huyện Long Phú. Anh Khanh cho biết, anh đã tích trữ nước ngọt từ sớm, đảm bảo đủ tưới tiêu cho cây màu trong mùa khô. (Ảnh: Thạch Hồng)

 

Mô hình trồng dưa hấu dưới chân ruộng xen canh 2 vụ lúa của bà con ở xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên. (Ảnh: Thạch Hồng)
Mô hình trồng dưa hấu dưới chân ruộng xen canh 2 vụ lúa của bà con ở xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên. (Ảnh: Thạch Hồng)

 

Trước tình hình mặn xâm nhập diễn biến gay gắt, Bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn đã có chuyến khảo sát, chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương tiếp tục quyết liệt triển khai các giải pháp ứng phó, bảo vệ sản xuất, bảo đảm sinh hoạt cho người dân. (Ảnh: Thạch Hồng)
Trước tình hình mặn xâm nhập diễn biến gay gắt, Bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn đã có chuyến khảo sát, chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương tiếp tục quyết liệt triển khai các giải pháp ứng phó, bảo vệ sản xuất, bảo đảm sinh hoạt cho người dân. (Ảnh: Thạch Hồng)

 

Trước tình hình nắng hạn gay gắt, vùng ngọt tỉnh Cà Mau cũng đang bị khô kiệt nước, gây thiệt hại lớn. (Ảnh: Trần Hiếu)
Trước tình hình nắng hạn gay gắt, vùng ngọt tỉnh Cà Mau cũng đang bị khô kiệt nước, gây thiệt hại lớn. (Ảnh: Trần Hiếu)

 

Vùng ngọt tỉnh Cà Mau đã xảy ra khoảng 500 vụ sụt lún, sạt lở đất. (Ảnh: Trần Hiếu)
Vùng ngọt tỉnh Cà Mau đã xảy ra khoảng 500 vụ sụt lún, sạt lở đất. (Ảnh: Trần Hiếu)

 

Bên cạnh đó, hạn hán cũng làm khoảng 3.000 ha lúa và gần 100 ha hoa màu ở huyện Trần Văn Thời thiếu nước tưới. (Ảnh: Trần Hiếu)
Bên cạnh đó, hạn hán cũng làm khoảng 3.000 ha lúa và gần 100 ha hoa màu ở huyện Trần Văn Thời thiếu nước tưới. (Ảnh: Trần Hiếu)

 

Tình hình thiếu nước sinh hoạt mùa khô cũng có nguy cơ xảy ra tại các huyện U Minh, Thới Bình và Trần Văn Thời. Người dân chủ động dự trữ nước để dùng trong mùa khô. (Ảnh: Trần Hiếu)
Tình hình thiếu nước sinh hoạt mùa khô cũng có nguy cơ xảy ra tại các huyện U Minh, Thới Bình và Trần Văn Thời. Người dân chủ động dự trữ nước để dùng trong mùa khô. (Ảnh: Trần Hiếu)

 

UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo, cơ quan chức năng liên quan và UBND các huyện rà soát, có những hỗ trợ kịp thời, không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt. (Ảnh: Trần Hiếu)
UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo, cơ quan chức năng liên quan và UBND các huyện rà soát, có những hỗ trợ kịp thời, không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt. (Ảnh: Trần Hiếu)

 

Tại tỉnh Trà Vinh, nhằm ứng phó hạn mặn, ngoài các giải pháp phi công trình Trà Vinh đã đầu tư trên 42 tỷ đồng thực hiện gần 400 công trình thủy lợi; trong đó, nạo vét 348 công trình kênh mương nội đồng với tổng khối lượng gần 01 triệu m; tu bổ, gia cố 12 bờ bao hơn 05km. Đồng thời bố trí nhân lực quản lý khai thác vận hành ngăn mặn xâm nhập, giảm thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. (Ảnh: Sa Oanh)
Tại tỉnh Trà Vinh, nhằm ứng phó hạn mặn, ngoài các giải pháp phi công trình Trà Vinh đã đầu tư trên 42 tỷ đồng thực hiện gần 400 công trình thủy lợi; trong đó, nạo vét 348 công trình kênh mương nội đồng với tổng khối lượng gần 01 triệu m; tu bổ, gia cố 12 bờ bao hơn 05km. Đồng thời bố trí nhân lực quản lý khai thác vận hành ngăn mặn xâm nhập, giảm thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. (Ảnh: Sa Oanh)

 

Hiện độ mặn 4 phần ngàn đã vào sâu từ 45-55km, tuy nhiên gần 40.000 lúa Đông xuân bị nước mặn bao vây vẫn đủ nước. Đó là nhờ hệ thống thủy lợi được khép kín, nguồn nước ngọt đưa về từ Vĩnh Long qua kênh trục 3 tháng 2 vẫn đảm bảo. Đây là cống ngăn mặn Láng Thé (Trà Vinh) đã được đóng. (Ảnh: Sa Oanh)
Hiện độ mặn 4 phần ngàn đã vào sâu từ 45-55km, tuy nhiên gần 40.000 lúa Đông xuân bị nước mặn bao vây vẫn đủ nước. Đó là nhờ hệ thống thủy lợi được khép kín, nguồn nước ngọt đưa về từ Vĩnh Long qua kênh trục 3 tháng 2 vẫn đảm bảo. Đây là cống ngăn mặn Láng Thé (Trà Vinh) đã được đóng. (Ảnh: Sa Oanh)

 

Theo Thạch Hồng-Trần Hiếu-Sa Oanh/VOV-ĐBSCL

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh