Bảo tồn và nâng cao giá trị kinh tế vùng đất đa dạng sinh học Láng Sen

05:10, 07/10/2023

Với hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt, đặc biệt có vùng đất ngập nước trên 5.000ha, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước, giúp giảm tác động của biến đổi khí hậu cho toàn vùng Đồng Tháp Mười cũng như khu vực hạ lưu ĐBSCL.

 

Cán bộ khu bảo tồn kiểm tra sinh trưởng của các loài cây cỏ trong mùa nước nổi.
Cán bộ khu bảo tồn kiểm tra sinh trưởng của các loài cây cỏ trong mùa nước nổi.

Với hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt, đặc biệt có vùng đất ngập nước trên 5.000ha, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước, giúp giảm tác động của biến đổi khí hậu cho toàn vùng Đồng Tháp Mười cũng như khu vực hạ lưu ĐBSCL.

Khu bảo tồn (KBT) đất ngập nước Láng Sen (huyện Tân Hưng, tỉnh Long An), KBT nằm trên diện tích các xã Vĩnh Lợi, Vĩnh Đại và Vĩnh Châu A thuộc huyện Tân Hưng. Trong đó, KBT đất ngập nước Láng Sen- Ramsar thứ 2.227 của thế giới và thứ 7 của Việt Nam, vùng lõi rừng tràm rộng 2.000ha, phần còn lại là rừng tràm kinh tế và vùng đệm để sản xuất nông nghiệp.

Theo Ban Quản lý KBT Láng Sen, đặc trưng hệ sinh thái vùng đất ngập nước Láng Sen bao gồm: rừng tràm, ruộng lúa, đồng cỏ ngập nước theo mùa, thảm thực vật thân gỗ, dây leo chịu ngập, bãi lầy ven sông… phong phú các loài thực vật, nhiều nhất là các loài sen, súng, năn ngọt, lúa ma, cỏ ống, lục bình, rau dừa...

Khoảng 148 loài với hơn 20.000 cá thể chim nước trú ngụ. Riêng vùng lõi KBT Láng Sen có 12 tiểu khu được bao bọc bởi sông Vàm Cỏ Tây và tách biệt với khu dân cư.

Theo ông Trương Thanh Sơn- Giám đốc KBT đất ngập nước Láng Sen, bên cạnh việc bảo vệ tính đa dạng sinh học, phục hồi thủy sản, cánh đồng năn kim, cánh đồng sen, cây bản địa; tỉnh Long An cũng định hướng phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững, bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước, không ảnh hưởng đến các loài động thực vật, sinh cảnh, môi trường.

Tin, ảnh: TRẦN PHƯỚC

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh