Theo Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những ngày qua, vùng đầu nguồn sông Cửu Long đã bắt đầu đón lũ. Tuy nhiên, con nước đổ về chậm và ít hơn trung bình nhiều năm. Dự báo là tình trạng này sẽ còn kéo dài từ tháng 11 năm nay.
Theo Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những ngày qua, vùng đầu nguồn sông Cửu Long đã bắt đầu đón lũ. Tuy nhiên, con nước đổ về chậm và ít hơn trung bình nhiều năm. Dự báo là tình trạng này sẽ còn kéo dài từ tháng 11 năm nay.
Từ giữa tháng 8 đến nay, tổng lượng dòng chảy trên sông Mê Kông về đầu nguồn sông Cửu Long qua 2 trạm Tân Châu và Châu đốc có xu hướng tăng nhưng vẫn thấp hơn trung bình nhiều năm từ 5 - 15%.
Dự báo, từ tháng 12 năm 2023 đến tháng 2 năm 2024 tổng lượng dòng chảy sẽ thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 20%. Mực nước cao nhất trong năm có khả năng ở mức xấp xỉ hoặc dưới báo động 1 khoảng 0,2 mét, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái từ 0,3 mét đến 0,5 mét.
Ảnh minh họa |
Ông Lương Văn Anh, Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý, do nước lũ về chậm nên tình trạng xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng đến sớm và gay gắt hơn so với năm trước. Vì vậy, các địa phương cần có những giải pháp để chủ động phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn.
“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản chỉ đạo các địa phương. Cụ thể, xây dựng giải pháp chống hạn chung của địa phương nhất là những vùng nguy cơ cao xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn để đảm bảo sản xuất, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.
Trong đó, nhấn mạnh quan tâm công tác dự báo, quan trắc ngắn và dài hạn cũng như rà soát nguồn nước để dự báo chính xác về nguồn nước qua đó có kế hoạch trước, trong và sau thời điểm hạn hán xảy ra” - ông Lương Văn Anh nói.
Theo Minh Long/VOV