Ngày 16/12/2021, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến "ĐBSCL: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch". Qua đó, để có cái nhìn tổng thể về mô hình chuyển đổi, phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế của người dân. Chúng tôi xin lược trích một số ý kiến nổi bật.
Người dân cù lao xã Hòa Minh (Châu Thành, Trà Vinh) sống hòa thuận thiên nhiên, 6 tháng nước ngọt trồng lúa, 6 tháng nước mặn nuôi tôm, cua biển. |
(VLO) Ngày 16/12/2021, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến “ĐBSCL: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch”. Qua đó, để có cái nhìn tổng thể về mô hình chuyển đổi, phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế của người dân. Chúng tôi xin lược trích một số ý kiến nổi bật.
Chủ động ứng phó thiên tai
Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (COP26) vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị ứng phó với BĐKH, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và người dân.
Quan điểm “mọi hành động ứng phó với BĐKH phải dựa vào tự nhiên, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể để phát triển bền vững” của Thủ tướng phát biểu tại COP 26 sẽ tiếp tục là phương châm hành động cho các cấp chính quyền, cho người dân và gắn kết với Nghị quyết 120/NQ-CP về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, hay còn được gọi là “nghị quyết thuận thiên”.
Ông Trần Quang Hoài- Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (PCTT), Bộ Nông nghiệp- PTNT cho rằng: BĐKH trong thời gian qua tác động sâu rộng đến đời sống dân sinh, kinh tế- xã hội của ĐBSCL, như: Mưa lũ có sự thay đổi, mưa mùa hạn ít, bão chuyển dịch về ĐBSCL nhiều hơn; hạn hán xâm nhập mặn liên tục và ngày càng khốc liệt, ranh giới xâm nhập mặn lấn sâu vào cửa sông; lún sụt cũng diễn ra khốc liệt, cùng với đó nước biển dâng và triều cường cũng gia tăng.
Nhiều khu vực đô thị trước đây như Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh ít bị ảnh hưởng thì nay, tình trạng ngập lụt do triều cường ngày càng gia tăng.
Theo ông Trần Quang Hoài: Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành chương trình, kế hoạch mang tính tổng thể toàn diện.
Tháng 7/2020, Thủ tướng đã ban hành Chương trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, trong đó có những giải pháp căn cơ, bài bản trước mắt cũng như lâu dài, có chương trình dự án cụ thể cho từng vùng, bố trí ngân sách.
“BĐSCL là vùng đồng bằng rất nhạy cảm với tác động của BĐKH và thiên tai. Nhưng phải nói là trước bối cảnh như thế, chúng ta vẫn có nhiều thuận lợi.
Theo GS. Võ Tòng Xuân: Cách sử dụng nước thông minh là thuận thiên. |
Người dân và chính quyền ĐBSCL rất quyết liệt, chủ động trong công tác PCTT, BĐKH và sự vào cuộc của các nhà khoa học cũng rất lớn.
Then chốt là Đảng, Nhà nước và trực tiếp là Chính phủ, Thủ tướng đã ra những quyết sách rất lớn cho đồng bằng, trong đó những cái thuộc về đảm bảo an toàn trước thiên tai cũng như BĐKH.
Còn về khó khăn, diễn biến của thiên tai và BĐKH tác động rất sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế- xã hội”- ông Trần Quang Hoài nói.
Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch
GS. Võ Tòng Xuân- Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, cho rằng: Về thiên nhiên hiện nay, chúng ta có ít nước trong mùa khô, mùa mưa thì không giữ được nước ngọt, thành ra cách sử dụng nước thông minh là chúng ta thuận thiên.
Đồng bằng của mình, nhất là vùng ven biển, trước kia người ta trồng lúa xen thêm vụ tôm ở vùng mặn.
Khi có Nghị quyết 120, các tỉnh mạnh dạn cùng với bà con nông dân phát triển cây kỹ thuật, hệ thống canh tác.
Ruộng lúa mùa mưa rất nhiều nước, chuyển sang mùa khô nuôi tôm có lợi. Nhưng ngoài vùng mặn này, trong vùng ngọt, vùng lũ các tỉnh còn đang phân vân chuyển như thế nào.
Nói về quan điểm “nông dân ĐBSCL đang mắc vòng kim cô rất lớn là cây lúa”- GS. Võ Tòng Xuân giải thích: “Sở dĩ tôi nói đó là “cái vòng kim cô” bởi vì vấn đề chúng ta đang gặp phải bắt đầu từ tháng 9/1989 khi chúng ta xuất khẩu gạo, tôi nhớ rằng chúng ta xuất khẩu được 1.790.000 tấn gạo.
Nhưng qua năm 1990 trở đi thì chúng ta đạt được 2 triệu tấn, 3 triệu tấn, 7 triệu tấn, có lúc tới 9 triệu tấn vì chúng ta vượt qua cái ngưỡng đói, từ thiếu ăn tới dư ăn, thậm chí ăn nhiều quá rồi mà vẫn còn lúa.
Tôi đi các vùng ven biển, ví dụ như Bạc Liêu chẳng hạn, lúa trong mùa khô thì đang chết cháy, thiếu nước, trong khi kế bên những người có lúa cháy này là những người nuôi tôm lại rất sung sướng. Tôi mới hỏi mấy cán bộ địa phương cho bà con nuôi tôm nhưng mà đây là huyện bắt buộc phải trồng lúa.
Chỉ tiêu GDP ở trên đưa xuống cho các tỉnh và các tỉnh đưa xuống cho các huyện, GDP quy ra tấn lúa chứ không quy ra tiền. Cho nên mấy anh biết là ép bà con nông dân đi trồng lúa mà không được làm những thứ khác. Chỗ này chính là cái
“vòng kim cô”.
Theo GS. Võ Tòng Xuân, Nghị quyết 120 đã đổi đời người nông dân. Tổng kết 3 năm triển khai Nghị quyết 120, Chính phủ đã nêu ra 8G để phát triển bền vững ĐBSCL.
Theo quan điểm của Giáo sư, cả 8G đều quan trọng, nhưng 3G là: giao thông, giáo dục và gắn kết có vai trò rất trọng yếu để phát triển ĐBSCL.
“Tôi mong rằng tới đây khi Chính phủ triển khai quy hoạch cụ thể hơn, để đây chắc chắn là thuận thiên. Có những nơi mùa mưa chứa nước nhiều quá nhưng mùa khô lại không có, thay vì 3 vụ lúa vừa tốn kém nước ngọt hiếm hoi, thì mùa khô chuyển sang trồng xoài chẳng hạn.
Những cách làm đó tới đây các ngành cũng như bà con nông dân ngồi lại cùng với doanh nghiệp có đầu ra lớn bàn bạc để nghị quyết thành công hơn”- GS. Võ Tòng Xuân chia sẻ.
Ông Nguyễn Đình Thọ- Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường: Kết nối vùng thông qua kết nối vùng ĐBSCL hiện nay, hạ tầng kết nối giao thông đang là yếu nhất. Trong giai đoạn 2016- 2020 đầu tư 198.000 tỷ đồng kết nối giao thông, với các tuyến Cần Thơ- Kiên Giang, cao tốc Trung Lương- Cần Thơ- Mỹ Thuận… Giai đoạn 2020- 2025, Chính phủ đã quyết định đầu tư 266.000 tỷ trung hạn và hỗ trợ Bộ Giao thông- Vận tải 198.000 tỷ để thực hiện kết nối giao thông. Về phía Bộ Tài nguyên- Môi trường, chúng tôi cũng xác định nghiên cứu định hình không gian hạ tầng để xây dựng khu công nghiệp và đô thị thích ứng với BĐKH và hệ sinh thái phù hợp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt các nhiệm vụ này. Nếu thực hiện tốt việc này, tôi nghĩ hiệu quả đầu tư công sẽ rất tốt và có thể thu hút được nhiều nguồn lực khác, bao gồm cả các nguồn lực quốc tế. |
Bài, ảnh: AN HƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin