Ngán trồng khóm (dứa) với giá bán bấp bênh, ông Lê Chí Thanh (xã Tân Hòa Đông, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) cải tạo hơn 8ha đất phèn để trồng dừa xiêm lùn Mã Lai và thu về mỗi năm tiền tỷ.
Ngán trồng khóm (dứa) với giá bán bấp bênh, ông Lê Chí Thanh (xã Tân Hòa Đông, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) cải tạo hơn 8ha đất phèn để trồng dừa xiêm lùn Mã Lai và thu về mỗi năm tiền tỷ.
Hiện, tại huyện Tân Phước, trang trại trồng dừa xiêm lùn Mã Lai của ông Lê Chí Thanh thuộc loại lớn nhất ở địa phương đất phèn đỏ quạch này.
Trồng dừa Mã Lai cho ông Lê Chí Thanh (xã Tân Hòa Đông, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) thu nhập 80 triệu đồng/tháng. Ảnh: Trần Đáng. |
Cải tạo đất phèn trồng dừa Mã Lai
Hơn 3 năm trước, ông Thanh mua giống dừa Mã Lai về trồng thay vườn khóm.
Vì là vùng đất phèn nặng, nên việc cải tạo đất để trồng dừa Mã Lai nhọc công hơn.
Tận dụng liếp khóm cũ, ông Thanh cho đào hố rồi rải vôi, cho phân hữu cơ vào trước khi đặt cây dừa xiêm lùn xuông. Khi trồng dừa Mã Lai, ông Thanh bố trí hàng cách hàng, cây cách cây là 6m.
Nhằm tăng cường xả phèn cho đất, ông Thanh cho lắp đặt hệ thống tưới tự động trong vườn để tưới cho hơn 2.500 gốc dừa mã lai.
Ông Thanh cho biết, để trồng dừa Mã Lai đạt năng suất cao nhất, quan trọng là khâu làm đất.
Đồng thời, xử lý phòng chống bọ cánh cứng, sâu bệnh hại dừa định kỳ hàng tháng.
"Cộng với việc chăm đúng, đủ phân thuốc, cây dừa cho trái rất nhiều. Thậm chí, phải cắt bỏ bớt để cây nuôi trái còn để lại", ông Lê Chí Thanh chia sẻ.
Theo ông Thanh, mặc dù Tân Phước là vùng đất phèn, chuyên canh trồng khóm, nhưng khi trồng dừa Mã Lai, cây phát triển rất tốt.
Nhờ trồng dừa mã lai, ông Thanh (xã Tân Hòa Đông, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) trở thành tỷ phú. Ảnh: Trần Đáng |
Hiện, tại trang trại trồng dừa Mã Lai này nhiều cây đã cho thu hoạch trái.
"Sau khoảng 3 năm trồng, cây dừa xiêm vượt lên khoảng 2,3cm khỏi mặt đất là cho trái. Trái dừa Mã Lai có vỏ mỏng, gáo to, nước ngọt thơm", ông Thanh thổ lộ.
Theo ông Thanh, dừa Mã Lai là loại dừa sử dụng tươi, có nhiều ưu điểm vượt trội so với những giống dừa địa phương khác.
Dừa Mã Lai dễ trồng, năng suất cao, chất lượng trái tốt, nước dừa ngọt thanh…
Và quan trọng là thị trường giải khát các tỉnh, thành phía Nam rất ưa chuộng dừa Mã Lai.
Hầu như dừa Mã Lai lúc nào cũng tiêu thụ dễ dàng, giá trị kinh tế cao hơn hẳn các giống dừa khác.
Dừa Mã Lai cho vỏ mỏng, gáo to, nước ngọt thanh. Ảnh: Trần Đáng. |
Trồng dừa Mã Lai thu 80 triệu/tháng
Theo nhiều nhà vườn trồng dừa Mã Lai ở tỉnh Tiền Giang cho biết, giá dừa chỉ cần ở mức thấp 50.000 đồng/chục (12 trái) là người trồng dừa đã có lời.
Về doanh thu, dừa Mã Lai trồng chuyên canh đạt lợi nhuận bình quân 8 - 12 triệu đồng/công/năm.
Ông Thanh cho biết, trung bình mỗi tháng, vườn dừa Mã Lai cho thu hoạch 1 lần. Trong các tháng cao điểm mùa mưa, mật độ thu hoạch dày hơn, 2 tháng thu hoạch 3 đợt trái. Mỗi cây thu hoạch 12 - 15 trái/lần.
"Tính trung bình, mỗi tháng tôi thu được khoảng 80 triệu đồng từ vườn dừa Mã Lai", ông Thanh thổ lộ.
Thời gian qua, dù dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng đến tiêu thụ nông sản các loại, nhưng theo ông Thanh, giá dừa tại ĐBSCL khá tốt, thương lái thu mua.
Trồng dừa Mã Lai đem lại nguồn thu tốt, ổn định cho nông dân Tiền Giang. Ảnh: Trần Đáng. |
"Có những thời điểm giá dừa trên dưới 100.000 đồng/chục, đem lại nguồn thu nhập tốt cho nông dân", ông Lê Chí Thanh bộc bạch.
Theo Trần Đáng (Báo Dân Việt)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin