Từ loại cây mọc hoang, tầm vông đã được người dân Tri Tôn (An Giang) khai thác và biến thành nguyên liệu không thể thiếu của nghề uốn tầm vông. Nghề đã tồn tại hàng chục năm qua.
Từ loại cây mọc hoang, tầm vông đã được người dân Tri Tôn (An Giang) khai thác và biến thành nguyên liệu không thể thiếu của nghề uốn tầm vông. Nghề đã tồn tại hàng chục năm qua.
Từ loại cây mọc hoang, người dân An Giang đã biến tầm vông thành một ngành nghề sản xuất kéo theo sự ra đời của nghề uốn tầm vông và được người dân Thất Sơn lưu giữ hơn 30 năm nay.
Vùng miền Tây, cây tầm vông được trồng nhiều ở các xã Lương Phi, Núi Tô, An Tức, Cô Tô.. thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nhờ loại cây này mà bà con địa phương có công ăn việc làm ổn định suốt bao đời nay.
Theo đặc thù sinh trưởng tự nhiên, cây tầm vông thường bị cong ở phần gốc và ngọn, đôi khi cong ở phần giữa nhưng rất hiếm. Trước khi đưa cây tầm vông vào sử dụng hoặc chế biến thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cây cần phải được uốn thẳng một cách tương đối.
Chính vì yêu cầu này, nghề uốn tầm vông ở huyện Tri Tôn ra đời hàng chục năm qua.
Cây tầm vông được trồng tập trung ở các xã như Lương Phi, Ô Lâm, Cô Tô và thị trấn Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn. Một cây tầm vông phải mất từ 5-7 năm mới cho thu hoạch Ảnh: Ngọc Linh.
Khi được hỏi nguồn gốc của nghề uốn tầm vông, ông Trần Văn Manh - ngụ xã Lương Phi, thợ có gần 30 năm theo nghề này - cho biết, chỉ nhớ rằng nghề này xuất phát từ Tây Ninh sau đó lan đến An Giang còn có tự bao giờ thì ông chẳng rõ.
Cứ độ từ tháng giêng đến tháng 6 âm lịch hàng năm khi tầm vông vào vụ thu hoạch cũng là lúc các dịch vụ đốn, vận chuyển, uốn tầm vông phát triển theo.
Nghề uốn tầm vông nghe thì dễ nhưng khi bắt tay vào làm mới thấy cái khó của người thợ. Dưới cái nắng trời oi bức kế bên là bếp lửa luôn cháy rực, đôi tay của họ phải luôn thoăn thoắt để xoay chuyển không ngừng.
Nhọc nhằn nghề "thổi lửa nướng tầm vông" |
Do thân tầm vông quá dài nên phải chia ra 2 người làm, một người uốn gốc, người còn lại uốn ngọn, tiền công thì chia ra mỗi cây uốn thành phẩm rồi tính giá từ 1500-2000 đồng 1 cây. Mỗi ngày, người có tay nghề cao sẽ uốn được từ 200-250 cây. Trung bình, người thợ uốn tầm vông sẽ có thu nhập từ 200.000 - 300.000 đồng/người/ngày.
"Mỗi lượt sẽ uốn từ 10-15 cây tầm vông, tùy vào kích thước, độ dài, độ "già" của cây. Công việc này thường bắt đầu từ sáng đến 4-5 giờ chiều. Những ngày cao điểm, nhu cầu về số lượng tầm vông tăng cao, người lao động phải làm cho đến tối", ông Huỳnh Văn Đẩu chia sẻ.
Để tầm vông dễ thẳng người thợ sử dụng những chiếc móc sắt móc vào tầm vông. |
Làm nghề quen tay nên chỉ cần nhìn cây tầm vông là các thợ đều biết uốn theo chiều nào và điều tiết lửa cho phù hợp, không chỉ đàn ông mà cả chị em phụ nữ cũng làm được cả công việc này.
Bà Đặng Thị Liền (42 tuổi) với hơn 5 năm kinh nghiệm trong nghề uốn tầm vông cho biết, trước đây tiền công uốn tầm vông rất rẻ chỉ 350 đồng/cây. Giá thuê thấp nhiều người bỏ nghề nên thiếu hụt nhân công rồi từ từ giá uốn tầm vông mới tăng lên cho đến nay được gần 2.000 đồng/cây.
Bà Liền ngụ ấp An Ninh, xã Lương Phi là một trong số ít phụ nữ theo nghề uốn tầm vông suốt thời gian dài. |
Vì gánh nặng áo cơm vẫn có nhiều lao động nghèo như bà Liền chọn nghề "thổi lửa nướng tầm vông" mà sinh sống. Nắng nóng kèm theo cái bếp lò luôn nóng hừng hực, nhiều lúc gió lùa, lửa phực lên cháy xém phỏng cả tay, rát cả mặt.
Chưa kể đến nhức vai, người thợ phải chấp nhận tay chân luôn bị những vệt chai sạn vì liên tục làm việc nặng. Dẫu cực là thế nhưng khi mùa mưa xuống nhiều chủ bãi tầm vông phải gác lò, chờ qua mùa mưa lại tiếp tục công việc. Cả chủ và người làm công đều phải xoay trở công việc khác.
Tầm vông sau khi uốn thẳng sẽ được thương lái thu mua giao về các vùng nuôi tôm như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang.
Tầm vông sau khi được uốn xong sẽ được thương lái các vùng đến chở về miệt dưới nhiều nhất là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang và Sóc Trăng. Với giá dao động từ 9.000- 45.000 đồng tùy kích thước cây.
Cái nghề thổi lửa nướng tầm vông tuy cực nhọc vất vả nhưng mang lại cuộc sống cho nhiều lao động vùng Thất Sơn, giúp hàng trăm hộ dân an cư lạc nghiệp.
Theo Ngọc Linh/Dân trí
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin