Theo ông Nguyễn Trọng Tín- Trưởng Phòng Quản lý du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), sau chuyến khảo sát gần như khá toàn diện những tuyến- điểm du lịch trên địa bàn các huyện: Long Hồ, Trà Ôn và Tam Bình, trước hết nhằm nắm được tình hình hoạt động, những khó khăn của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch sau một năm gần như "đóng băng" vì đại dịch COVID-19; đồng thời, chuẩn bị cho đề án xây dựng sản phẩm đặc thù của Vĩnh Long trong thời gian tới.
Điểm tham quan du lịch homestay nghỉ dưỡng sinh thái Hoàng Hảo ở xã Thanh Đức (Long Hồ). |
Theo ông Nguyễn Trọng Tín- Trưởng Phòng Quản lý du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), sau chuyến khảo sát gần như khá toàn diện những tuyến- điểm du lịch trên địa bàn các huyện: Long Hồ, Trà Ôn và Tam Bình, trước hết nhằm nắm được tình hình hoạt động, những khó khăn của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch sau một năm gần như “đóng băng” vì đại dịch COVID-19; đồng thời, chuẩn bị cho đề án xây dựng sản phẩm đặc thù của Vĩnh Long trong thời gian tới.
Xác định và xây dựng sản phẩm du lịch mang nét đặc thù tỉnh Vĩnh Long phù hợp với nhu cầu thị trường, làm cơ sở liên kết vùng nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế và tiềm năng cho phát triển du lịch, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của du lịch tỉnh nhà. Đánh giá được thực trạng việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh thời gian qua để từ đó, đề xuất các giải pháp xây dựng và khai thác sản phẩm đặc thù có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Vĩnh Long, tạo ra tính hấp dẫn góp phần tăng lượng khách và doanh thu ngành du lịch trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Trọng Tín cho biết: Trong xây dựng sản phẩm đặc thù, Vĩnh Long tiếp tục lấy thế mạnh homestay làm sản phẩm chủ lực. Bên cạnh đó, đưa du lịch nông nghiệp và du lịch làng nghề trở thành sản phẩm bổ trợ và sản phẩm định hướng phát triển là du lịch văn hóa.
Đánh giá lại loại hình du lịch homestay gắn với thế mạnh sông nước sinh thái miệt vườn. Tuy nhiên, cần quan tâm đến việc làm mới sản phẩm truyền thống này bằng các gói dịch vụ mới, độc đáo tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ, bởi vòng đời sản phẩm đã trải qua thời gian dài và đã được phát triển rộng khắp các tỉnh trong khu vực cũng như cả nước.
Đây là loại hình du lịch lưu trú trong dân, khách du lịch sẽ được chào đón, sinh hoạt, tham gia vào các hoạt động với người dân như một thành viên trong gia đình. Loại hình này đã hình thành từ năm 1992 đến nay với các hoạt động chủ yếu là trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt sông nước của người dân Vĩnh Long, tham quan sông nước miệt vườn. Đồng thời, kết hợp khai thác yếu tố văn hóa về phong tục tập quán, lễ hội địa phương đưa vào chương trình tour phục vụ khách du lịch tham quan.
Vĩnh Long xây dựng sản phẩm chủ lực là du lịch homestay kết hợp thế mạnh sông nước sinh thái miệt vườn. |
Điểm nhấn của homestay trong giai đoạn tiếp theo là xây dựng mô hình du lịch homestay gắn với phát triển nông thôn mới, xây dựng hệ thống giao thông thuận lợi thông thoáng, khu dân cư đảm bảo an ninh trật tự. Vận động nhân dân và các cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện mô hình xanh- sạch- đẹp- an toàn tại khu vực sinh sống và kinh doanh. Tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm tại homestay thu hút du khách (nấu ăn, làm bánh, đạp xe khám phá nét đẹp làng quê, thưởng thức đờn ca tài tử, đốt đuốc đi xem hát bội,…).
“Để nâng chất cho loại hình du lịch chủ yếu của Vĩnh Long, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo để cư dân trong vùng du lịch có ứng xử văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp từ đó nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo tính thu hút để kéo dài thời gian khách lưu trú”- ông Nguyễn Trọng Tín cho biết. Đồng thời, thực hiện đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ loại hình du lịch này như: xây dựng bến tàu du lịch đảm bảo an toàn trong đưa rước du khách; nạo vét các kinh rạch để tàu du lịch lưu thông tốt; xây dựng hệ thống các trạm dừng chân trên bờ dọc theo các tuyến du lịch nhằm kết nối giao thông thủy và giao thông đường bộ; rà soát nâng cấp hệ thống cảnh báo đường sông; các bảng chỉ dẫn điểm, khu du lịch.
Bên cạnh việc tiếp tục lấy du lịch homestay làm sản phẩm chủ lực; Vĩnh Long xây dựng 2 sản phẩm bổ trợ là du lịch nông nghiệp và du lịch làng nghề. Đồng thời, định hướng phát triển du lịch văn hóa. Đề án xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù sẽ phát huy thế mạnh tiềm năng tài nguyên du lịch Vĩnh Long phù hợp trong giai đoạn mới, tăng sức cạnh tranh thu hút nguồn khách trong và ngoài nước.
Dự tính, Vĩnh Long thu hút từ sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh, phấn đấu đạt lượng khách du lịch giai đoạn từ năm 2021- 2025 tăng trung bình 10%/năm, doanh thu tăng bình quân 25%/năm; giai đoạn 2026- 2030 lượng khách tăng trung bình 10%/năm, doanh thu tăng bình quân 30%/năm. |
Bài, ảnh: QUANG THUẦN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin